văn hóa việt namTính cộng đồng của người Việt trong từng thời kỳ lịch sử

Tính cộng đồng của người Việt trong từng thời kỳ lịch sử

Theo nghĩa rộng, tính cộng đồng của người Việt là ý thức và tình cảm gắn bó người tộc Việt với nhau (tức là tính cộng đồng dân tộc Việt). Tính cộng đồng đặc trưng cho tinh thần đoàn kết, tương trợ; tính tập thể hòa đồng; đó là sự gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng tập thể. Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết theo từng giai đoạn nhé.

Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Trung Quốc (179 tr.CN-1858)

Ta tiếp biến văn hóa Trung Quốc qua giai đoạn 1000 năm Bắc thuộc và giai đoạn 900 năm các vương triều độc lập. Khi hai nền văn hóa giao tiếp, nền văn hóa bản sắc yếu hơn bị mất nhiều ít, có thể bị tiêu hủy. Bản sắc văn hóa Việt Đông Sơn đủ mạnh để tồn tại và phát triển. Vậy về tính cộng đồng, ta mất gì và được gì? Cũng nên nhận định ngay là trong lĩnh vực phức tạp con người và văn hóa, cái được, cái mất nhiều khi không thể rạch ròi, cái mất có khi lại là nguyên nhân cái được và ngược lại, do tác động biện chứng.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Trung Quốc (179 tr.CN-1858)
Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Trung Quốc (179 tr.CN-1858)

Trong văn hóa Việt Nam, sự xâm nhập của văn hóa Hán sông Hoàng Hà là một cú “sốc” đối với văn hóa Việt – sông Hồng. Ta mất nhiều giá trị văn hóa bản địa là chất keo gắn bó dân tộc. Điển hình cho tính chất tàn khốc của chính sách Hán hóa là những biện pháp tiêu diệt văn hóa đời Minh, thế kỷ XV: đốt sách vở thư tịch, đưa sang Trung Quốc những trí thức và thợ giỏi… Nghịch lý là chính sự áp bức bóc lột đã gián tiếp nâng cao tính cộng đồng Việt: hàng chục cuộc chiến và nổi dậy đã khiến cho dân tộc đoàn kết mạnh mẽ.

Hơn nữa, qua cuộc cọ xát, xung đột với văn hóa Hán, bản sắc dân tộc Việt đã được mài dũa để tự khẳng định mạnh mẽ, đối lập Nam (Việt) với Bắc (Hán). Khổng giáo và Phật giáo du nhập có mặt phá hoại tín ngưỡng bản địa Việt, nhưng dần dần kết hợp với nó, do vậy mà củng cố thêm tính cộng đồng người Việt.

Tính cộng đồng Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Pháp (1858-1945)

Tính cộng đồng của người Việt thời kỳ Pháp thuộc tăng và giảm thế nào? Đây là thời kỳ hiện đại hóa, tức là Tây phương hóa (westernization) lần thứ nhất, với ảnh hưởng văn hóa phương Tây chủ yếu đối với thị dân. Ít nhiều đô thị hóa và công nghiệp hóa phá vỡ tính cộng đồng, tách riêng thành thị và nông thôn (bị coi là nhà quê lạc hậu). Mới đầu những nhà Nho phản ứng chống lại văn hóa “bút chì” để giữ lại “bút lông”.

Tính cộng đồng Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Pháp (1858-1945)
Tính cộng đồng Việt trong thời kỳ tiếp biến văn hóa Pháp (1858-1945)

Nhưng từ những năm 20, giáo dục và văn hóa “bút chì” với quốc ngữ và tiếng Pháp đã ngự trị, mang thêm ít nhiều tính khoa học và dân chủ cho văn hóa Việt. Chỉ tiếc là cho đến nay gần một thế kỉ, ta bỏ hẳn chữ Nho, cả nghiên cứu Hán Nôm cũng chưa làm được mấy để khai thác thư tịch Hán – Nôm đồ sộ. Ta cũng bỏ nghiên cứu Khổng học đã từng là tinh hoa văn hóa cộng đồng Việt hàng bao thế kỷ và hiện vẫn là động lực phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v… Nhưng kết cục, qua tiếp biến văn hóa Pháp, cộng đồng Việt vẫn giữ được bản sắc và thêm phong phú.

Trước hết, chính sách thực dân áp bức bóc lột thậm tệ khiến cho các tầng lớp nhân dân (kể cả một bộ phận tư sản, địa chủ) đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước phục vụ cách mạng. Lý tưởng Cách mạng Pháp 1789 và chủ nghĩa Mác du nhập vào Việt Nam đã đổi mới tinh thần yêu nước và vũ trang cho phong trào yêu nước những tư tưởng và đường lối hiện đại.

Tư tưởng dân chủ phương Tây được du nhập bao hàm cả tự do cá nhân. Yếu tố này phá hoại tính cộng đồng thân tộc truyền thống Khổng học, đòi hỏi hôn nhân tự do và chống lại gia đình gia trưởng phong kiến. “Cá nhân” (theo khái niệm triết học) do phương Tây tạo ra. Đưa vào Việt Nam, nó đã tạo ra dòng văn học lãng mạn của cái Tôi và Thơ mới vào những năm 30.

Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ hiện đại (từ 1945)

Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ hiện đại (từ 1945)
Tính cộng đồng của người Việt trong thời kỳ hiện đại (từ 1945)

Có thể bạn quan tâm:

Thời Pháp thuộc chỉ là hiện đại hóa sơ bộ, Việt Nam vẫn còn là một thuộc địa bán phong kiến. Mãi từ 1945, ta mới thực sự bước vào hiện đại hóa toàn xã hội (công nghiệp hóa và đô thị hóa có hệ thống), do cách mạng và chiến tranh cùng ảnh hưởng thế giới đa dạng và sâu sắc. Thời kỳ này có thể chia hai giai đoạn, trước và sau Đổi mới (1986).

1) Giai đoạn trước Đổi mới (1945-1986) có thể coi là giai đoạn quốc tế hóa Việt Nam với hai cuộc chiến tranh 30 năm mang tính quốc tế. Hồ Chí Minh đã thành công trong công cuộc giành lại độc lập dân tộc do chiến lược đoàn kết cộng đồng Việt và gắn vấn đề Việt Nam với đại cục quốc tế, qua con đường chiến thuật xã hội chủ nghĩa để được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ toàn thế giới.

Tính cộng đồng của người Việt được gì và mất gì trong giai đoạn này?

Cái được vô cùng lớn là giành và giữ được độc lập, qua cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến. Trong suốt lịch sử 3000 năm, có lẽ không bao giờ cộng đồng Việt cảm thấy gắn bó, hào hùng, bằng thời đó. Đặc biệt từ những ngày khởi nghĩa tháng Tám 1945 đến đầu những năm 50: người Việt nói chung không còn cảm thấy hố xa cách giàu nghèo, sang hèn, giai cấp.

Địa chủ hiến đất, tư sản hiến vàng, gái điếm đi làm cứu thương, kẻ cắp xung phong làm tự vệ, dân công tải gạo, tải đạn, nông dân chia xẻ nhà với người tản cư, trong làng đêm ngủ không cần đóng cửa. Tính cộng đồng Việt lên đến điểm cao qua mấy chục năm xương máu. Trong giai đoạn này cũng hình thành nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại chúng (gắn tri thức với đại chúng).

Trên đây là những thông tin về tính cộng đồng của người Việt theo từng giai đoạn, thời kỳ khác nhau. Mong rằng những kiến thức trên đã mang lại nhiều góc nhìn mới mẻ dành cho bạn nhé.

XEM NHIỀU NHẤT