văn hóa việt namVăn hóa thờ cúng tổ tiên nước ta đã xuất hiện từ...

Văn hóa thờ cúng tổ tiên nước ta đã xuất hiện từ rất lâu

Văn hóa thờ cúng tổ tiên của người Việt có từ rất lâu đời. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mang trong nó những giá trị văn hoá nhân bản. Cùng với thờ cúng tổ tiên thì thờ “thành hoàng làng” và thờ “vua hùng” cũng là những phong tục lâu đời của người Việt nam ta. Trong khuân khổ bài viết này, nhóm chúng em sẽ làm rõ những phong tục này qua đề tài:” Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt? Ý nghĩa của việc thờ “thành hoàng làng” và thờ “vua hùng”?

Tại sao người việt thờ cúng tổ tiên?

Văn hóa thờ cúng tổ tiên theo quan niệm của người Việt Nam, trước hết là những người cùng huyết thống, như cha, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ v.v… là người đã sinh ra mình. Tổ tiên cũng là những người có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại như các vị “Thành hoàng làng” các “Nghệ tổ”.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Tại sao người việt thờ cúng tổ tiên?
Tại sao người việt thờ cúng tổ tiên?

Không chỉ thế, tổ tiên còn là những người có công bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước khỏi nạn ngoại xâm như Trần Hưng Đạo đã thành “Cha” được tổ chức cúng, giỗ vào tháng 8 âm lịch hàng năm. “Tháng 8 giỗ cha” ở rất nhiều nơi trong cộng đồng người Việt. Ngay cả “Thành hoàng” của nhiều làng cũng không phải là người đã có công tạo dựng nên làng, mà có khi là người có công, có đức với nước được các cụ xa xưa tôn thờ làm “thành hoàng”. Tổ tiên trong tín ngưỡng của người Việt Nam còn là “Mẹ Âu Cơ”, còn là “Vua Hùng”, là người sinh ra các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam.

Bản chất của việc thờ cúng

Văn hóa thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên

Đặc trưng trong đời sống của người Việt là tính duy lí. Vì vậy trong gia đình hình ảnh của những người đã khuất luôn luân hiện hữu và không xa rời đời sống của những thành viên trong gia đình và làng xã. Chết không phải là mất đi tất cả mà là một dạng chuyển hóa vật chất từ dạng này sang dạng khác và tổ tiên cũng tồn tại ở một thế giới siêu hình mà con người không thể nhìn thấy được. Trong gia đình bàn thờ là nơi con cháu lưu gữ những hình ảnh thân thuộc nhất về những người đa khuất. Việc thờ cúng được lặp đi lặp lại như một công việc quen thuộc, khoi dậy trong con cháu những kí ức về tổ tiên.

Nhắc nhở ý thúc về cội nguồn

Văn hóa thờ cúng tổ tiên để lưu giữ kí ức về tổ tiên
Nhắc nhở ý thúc về cội nguồn

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn nên văn hóa thờ cúng tổ tiên thành cẩn là xuất phát từ lòng hiếu kính nhớ ân thâm nghĩa trọng, nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người ngay từ lúc còn thơ bé:

Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Người ta nguồn gốc từ đâu?

Có cha có mẹ rồi sau có mình.

Các nghi lễ trong văn hóa thờ cúng tổ tiên

Cúng cáo thường xuyên

Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc

Cúng cáo thường xuyên
Cúng cáo thường xuyên

Có thể bạn quan tâm:

– Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.

Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.

Cách thức lễ

Nghi lễ thờ cúng: trước khi tiến hành nghi lễ thờ cúng gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước cây cỏ có mùi thơm. Sau đó người thực hiện việc cúng phải mặc quần áo chỉnh tề thường thì quần áo mà gia chủ mặc là đò trắng. tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì chỉ cần ăn mặc chỉnh tề và người ta ít quan tâm hơn đến cách ăn mặc trong những lễ cúng.

Bàn thờ tổ tiên

Trong văn hóa Việt Nam thì thờ cúng tổ tiên thường sẽ đặc trưng bởi một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương.

Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…

Trên đây là văn hóa thờ cúng tổ tiên của cha ông ta từ xưa cho tới nay. Mong rằng những nội dung trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn nhé.

XEM NHIỀU NHẤT