Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế tăng trưởng kinh tế lấy tri thức làm động lực hiện nay, trình độ văn hóa của nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển về mọi mặt. Vậy trình độ văn hóa nước ta hiện tại như thế nào?
Trình độ văn hóa và tầm quan trọng của trình độ văn hóa
Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của người lao động đối với những kiến thức phát triển về tự nhiên và xã hội. Mặt khác, trình độ văn hóa là khái niệm về học vấn để con người có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kỹ thuật.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Trình độ học vấn là gì? Sự khác biệt với trình độ chuyên môn
- Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại các cấp độ chuyên môn
- Trình độ ngoại ngữ là gì? Hướng dẫn ghi thông tin ngoại ngữ
Như đã thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao ảnh hưởng tốt đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Do đó, việc nâng cao trình độ văn hóa của nguồn nhân lực càng làm cho Nhà nước có năng lực phẩm chất lao động cao hơn, có hiệu quả lao động và khả năng cạnh tranh cao hơn, làm nền tảng, động lực cho tầm hiểu biết của sự phát triển kinh tế – xã hội.
Thực trạng về trình độ văn hóa nước ta hiện nay
Trình độ văn hóa là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực, kỹ năng làm việc của người lao động. Mặt khác, trình độ văn hóa được cung cấp qua hệ thống giáo dục và thể hiện qua mặt bằng của dân cư. Việt Nam sau hai thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế thì trình độ văn hóa của nguồn nhân lực nước ta hiện nay có nhiều thay đáng kể và đáng khích lệ:
Tỷ lệ nhân lực biết chữ khá cao. Đa số nguồn nhân lực nước ta đều biết chữ. Năm 2004, tỷ lệ lao động biết chữ là 95% trong lực lượng lao động. Tỉ lệ này gần tương đương với các nước trong khu vực xung quanh. Số người biết chữ của nguồn nhân lực nước ta không ngừng tăng là nhờ các chính sách phát triển hệ thống giáo dục.
Trình độ văn hóa nước ta đối với nguồn nhân lực hiện còn chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2004, trong lực lượng lao động, tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa tốt nghiệp THCS mới đạt 32,8% và tốt nghiệp THPT là 19,7%
Có sự khác biệt giữa lực lượng lao động nam và nữ theo trình độ văn hóa. Xét theo giới tính, ta thấy lực lượng lao động nam có trình độ văn hóa cao hơn so với tỉ lệ này của lực lượng lao động nữ. Tỉ lệ chưa biết chữ của lực lượng lao động nam năm 1996 là 4,36% giảm còn 3,26% năm 2003. Trong khi tỉ lệ lực lượng lao động nữ là 7,04% năm 1996 và giảm còn 5,26%.
Nguyên nhân dẫn đến trình độ văn hóa nước ta chưa đều
Việt Nam là một nước lạc hậu từ bao đời nay. Với xuất phát thấp nên việc xây dựng và phát triển đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc đầu tư giáo dục còn quá thấp và chưa được chú trọng.
Sự khác biệt giữa các vùng về vị trí địa lý, kinh tế và lịch sử hình thành mà nước ta có sự khác biệt về trình độ văn hóa của nguồn nhân lực. Những vùng miền núi đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, kinh tế – xã hội hầu như chưa phát triển, hệ thống giáo dục còn nhiều yếu kém.
Trình độ giáo viên còn thấp, nội dung, chương trình giảng dạy còn hời hợt, kém chất lượng.
Chiến lược nâng cao trình độ văn hóa nước ta
Có thể bạn quan tâm:
- Văn hóa Việt Nam nổi bật, thú vị, đậm đà bản sắc dân tộc
- Văn hóa doanh nghiệp – Chìa khóa cho phát triển của tổ chức
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội bằng việc tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hướng nghiệp.
Phát triển hệ thống khảo thí và khẳng định chất lượng giáo dục, tiếp tục đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá quá trình dạy và học theo yêu cầu, phản ánh đúng chất lượng giáo dục và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo.
Đẩy mạnh phát triển giáo dục, xây dựng môi trường học tập cho tất cả mọi người, đáp ứng nhu cầu học của nhân dân
Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy, quản lý học sinh của nhà trường.
Trình độ văn hóa là cơ sở quan trọng để nâng cao kỹ năng và năng lực làm việc của người lao động tới sự phát triển của mỗi quốc gia. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thấy rõ được tầm quan trọng và hiểu rõ về việc phát triển trình độ văn hóa nước ta.