văn hóa việt namTrình độ chuyên môn là gì? Phân loại các cấp độ chuyên...

Trình độ chuyên môn là gì? Phân loại các cấp độ chuyên môn

Như chúng ta đã biết thì trình độ chuyên môn là thuật ngữ để chỉ năng lực của mỗi cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Nhiều bạn vẫn chưa thể phân biệt được khả năng chuyên môn và trình độ học vấn để điền vào CV xin việc cho chuẩn. Vậy để hiểu thêm về khả năng chuyên môn là gì? Phân loại và cách ghi trong hồ sơ?

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lực của bạn về một lĩnh vực chuyên biệt nào đó (ví dụ: kỹ sư xây dựng). Kỹ năng chuyên môn được dùng với những người có cấp bậc nhất định như tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,..

Có thể bạn muốn xem thêm:

Trình độ chuyên môn là gì?
Khả năng chuyên môn là gì?

Ví dụ về khả năng chuyên môn như: Kỹ sư Toán Tin, Cử nhân quản trị kinh doanh, tiến sĩ Y Dược, ….

Khi viết trong CV xin việc, mục trình độ chuyên môn, ứng viên cần ghi khả năng chuyên môn cao nhất tại thời điểm kê khai, ví dụ như Cao đẳng, Đại học, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ,..

Chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng. Mọi người có thể đều học chương trình văn hóa giống nhau từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, để có thể làm những công việc khác nhau trong cuộc sống, mỗi người sẽ được đào tạo những kiến thức về chuyên ngành khác nhau.

Ví dụ một người bình thường có trình độ văn hóa 12/12 không thể đảm nhận công việc trong ngành Y tế – Dược. Chỉ có những người có chứng chỉ, bằng cấp và được đào tạo bài bản trong ngành thì mới có thể tự tin làm mẫu CV xin việc ngành Y.

Bởi vậy, mỗi ngành nghề đều có yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn. Để có thể làm công việc yêu thích, bạn cần phải học tập kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực cụ thể.

Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay

Hiện nay, khả năng về chuyên môn được chia thành 7 cấp bậc như sau:

Sơ cấp: thường áp dụng cho các chương trình đào tạo ngắn hạn, áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, vừa học vừa thực hành, được đào tạo trong các trường dạy nghề. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học sơ cấp có thể thành thạo công việc và áp dụng công việc trong thực tế.

Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay
Các cấp độ chuyên môn hiện nay

Trung cấp: Trình độ chuyên môn trung cấp dành cho những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông và cả trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp thường kéo dài trong 2 năm đối với những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 4 năm đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên sau khi hoàn thành chương trình trung cấp sẽ có những kiến thức chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập.

Cao đẳng: Chương trình cao đẳng áp dụng cho người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Các trường cao đẳng sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Sinh viên sau khoá học sẽ có kiến thức chuyên sâu về một ngành tương ứng; có kỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

chuyên môn và học vấn
Chuyên môn và học vấn

Có thể bạn quan tâm:

Đại học: Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn vững chắc, từ cơ bản đến chuyên sâu với kiến thức lý thuyết toàn diện. Đồng thời tạo cho sinh viên kỹ năng phản biện, tổng hợp, phân tích các vấn đề trong thực tiện, giải quyết vấn đề có tính phức tạp cao. Thời gian đào tạo bậc đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành kéo dài trong 4 năm, nhưng có những ngành kéo dài đến 6 năm.

Thạc sĩ, tiến sĩ: Những người sau khi tốt nghiệp đại học có thể theo học các chương trinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ dành cho học viên hướng tới trình độ chuyên môn chuyên sâu hơn so với đại học. Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ thường kéo dài trong 2 năm.

Sự khác nhau giữa chuyên môn và học vấn

Trình độ chuyên môn

Thể hiện năng lực, khả năng của một người về lĩnh vực cụ thể nào đó

Được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân,…

Trình độ học vấn

Thể hiện khả năng học vấn của một người đạt đến mức độ nào

Thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học

Trình độ học vấn bao gồm: Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà mình muốn cung cấp đến bạn đọc để giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng chuyên môn và cách phân biệt trình độ chuyên môn với trình độ học vấn. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn nhé.

XEM NHIỀU NHẤT