văn hóa việt namTrình độ ngoại ngữ là gì? Hướng dẫn ghi thông tin ngoại...

Trình độ ngoại ngữ là gì? Hướng dẫn ghi thông tin ngoại ngữ

Khi xin việc chúng ta bắt đầu công việc đầu tiên đó là làm cv xin việc, một trong những lợi thể vượt trội so với các ứng viên khác có lẽ một trong số đó là trình độ ngoại ngữ của bạn bởi nhu cầu sử dụng ngoại ngữ hiện nay được ưu tiên rất nhiều với thời kì hội nhập hiện nay. Vậy trong cv thì trình độ ngoại ngữ ghi gì? Cách ghi trình độ tiếng Anh trên CV như thế nào? Hãy theo dõi để có thông tin chi tiết nhất nhé.

Trình độ ngoại ngữ ghi gì?

Theo nghĩa tiếng Anh trình độ học vấn là: Education level. Theo khung chuẩn quốc tế thì trình độ tiếng Anh được chia làm 6 cấp độ:

ADVANCED: Đây là cấp độ tiếng Anh cao nhất. Các bạn có thể sử dụng nó như người bản xứ, trong bất kỳ tình huống hay bất kỳ chủ đề nào. Trình độ này tương đương TOEIC 950-990, TOEFL 120, IELTS 8.5 – 9.0.

UPPER-INTERMEDIATE: Ở trình độ ngoại ngữ này các bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong hầu hết các tình huống. Sử dụng chính xác về mặt ngữ pháp và sử dụng từ phong phú hơn. Trình độ này tương đương TOEIC 880 – 945, TOEFL 110 – 119, IELTS 7.0 – 8.0.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Trình độ ngoại ngữ ghi gì?
Trình độ ngoại ngữ ghi gì?

INTERMEDIATE: Trình độ ngoại ngữ này bạn có thể giao tiếp và hiểu các tình huống thường ngày. Mức độ ngữ pháp, từ vựng của các bạn trình độ này ở mức trung bình. Tương đương TOEIC 780 – 875, TOEFL 87-109, IELTS 5.5 – 6.5.

PRE-INTERMEDIATE: Ở mức độ này giao tiếp của các bạn có những hạn chế. Các bạn chỉ giao tiếp và xử lý bằng tiếng Anh trong tình huống quen thuộc, gặp khó khăn trong tình huống mới. Tương đương TOEIC 550 – 775, TOEFL 57 – 68, IELTS 4.0 – 5.0.

ELEMENTARY: Bạn có thể giao tiếp những tình huống cơ bản nhưng vốn từ và ngữ pháp trong trình độ tiếng Anh này còn khá hạn chế. Gần như bạn không thể giao tiếp những tình huống phát sinh mới. Trình độ này tương đương TOEIC 225 – 545, TOEFL 24 – 56, IELTS 3.0 – 3.5.

BEGINNER: Ở trình độ tiếng Anh này bạn giao tiếp còn nhiều hạn chế, bạn chỉ có nói và hiểu tiếng Anh một cách giới hạn trong các cuộc hội thoại cơ bản hằng ngày nếu đối phương nói tiếng Anh chậm và rõ ràng. Tương đương TOEIC 120 – 200, TOEFL 8 – 23, IELTS 2.0 – 2.5.

Cách ghi trình độ ngoại ngữ trên CV?

Trong một đợt tuyển dụng, không chỉ có bạn mà còn rất nhiều ứng viên khác cũng mong muốn là người trúng tuyển. Tất cả đều bỏ công, bỏ sức và đang sở hữu cơ hội ngang nhau. Chính vì vậy nếu bạn biết cách “đánh bóng” bản thân bằng những thông tin đắt giá thì chắc chắn cơ hội sẽ nghiêng về phần bạn nhiều hơn.

Cách ghi trình độ ngoại ngữ trên CV?
Cách ghi trình độ ngoại ngữ trên CV?

Nhiều ứng viên thường nghĩ, chỉ cần ghi đại tên ngoại ngữ mình biết vào đây vậy là đủ và nhà tuyển dụng sẽ hiểu thế nhưng thực tế thì chưa hẳn vậy. Việc ghi tên ngoại ngữ là cần thiết tuy nhiên là chưa đủ. Nếu viết như thế thì nhà tuyển dụng sẽ chẳng biết bạn là người chỉ biết sơ sơ hay sử dụng thành thạo các kỹ năng quan trọng phục vụ cho công việc.

*Trình độ ngoại ngữ là một phần của trình độ văn hóa nói chung, mời các bạn tìm hiểu thêm về trình độ văn hóa để có cái nhìn tổng quan hơn nhé.

Đưa vào CV chứng chỉ ngoại ngữ uy tín nhất và phù hợp với công việc

Hiện nay như đã trình bày thì nếu bạn có trình độ ngoại ngữ được đề cập ấn tượng trong CV là nội dung được đánh giá sẽ cao hơn và ưu ái hơn từ truyền thống đến thiết kế mới nhất. Tuy nhiên, một thực tế rằng, không phải chứng chỉ nào khi được làm nổi bật trên CV cũng khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

Đưa vào CV chứng chỉ ngoại ngữ uy tín nhất và phù hợp với công việc
Đưa vào CV chứng chỉ ngoại ngữ uy tín

Có thể bạn quan tâm:

Điều này đặt ra một câu hỏi khó khăn cho nhiều ứng viên trong việc xác định bài thi chuẩn tiếng Anh trước khi có ý định tìm việc. Bởi vì, tính ứng dụng cũng như độ phổ biến của từng chứng chỉ là khác nhau. Bạn có thể đáp ứng tiêu chuẩn ra trường với ngành của bạn tương ứng là tiếng Anh B2, nhưng điều đó không có nghĩa là công việc thực tế của bạn ứng dụng toàn bộ những kiến thức của B2 để làm việc.

Nổi bật trình tiếng Anh bằng kinh nghiệm liên quan

Đừng vội nản chí bỏ cuộc khi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ dù bạn có năng lực tiếng Anh bởi vì bạn vẫn còn lựa chọn khác để chứng minh trình độ ngoại ngữ. Một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm nổi bật hồ sơ của bạn ngay cả khi chưa sở hữu chứng chỉ tiếng Anh uy tín chính là show cho ho thấy được khả năng thực tế của bạn thế nào thông qua những công việc tiếng Anh bạn từng gắn bó trong quá khứ. Hai đặc điểm quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nước ngoài nào khi nhìn vào CV chính là: Designation và Qualification. Tìm hiểu thêm designation trong CV là gì nếu bạn chưa rõ về vấn đề này trước khi triển khai vào CV bạn nhé.

Trong đó, trong khi Qualification có vai trò chính là show ra những thông tin liên quan đến bằng cấp của ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển và designation là nhân tố giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra độ phù hợp của ứng viên đó qua vị trí và công việc, thời gian trong quá khứ liên quan đến vị trí tuyển dụng. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đặt những hoạt động, quá trình gắn bó với tiếng Anh của bạn khi làm công việc cũ.

Trên đây là những thông tin và cách ghi trình độ ngoại ngữ, mong rằng nội dung trên đã giúp ích được cho quá trình làm CV của bạn.

XEM NHIỀU NHẤT