văn hóa thế giớiPhong tục ngày lễ Thất Tịch tại các nước có gì đặc...

Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại các nước có gì đặc biệt?

Truyền thuyết kể rằng, nếu ăn chè đậu đỏ vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, những tâm hồn còn lẻ bóng sẽ tìm thấy nhau và thế giới lại mất đi những người cô đơn. Nguồn gốc của câu chuyện này xuất phát từ ngày Lễ Thất Tịch Trung Quốc được rất nhiều người biết đến. Cùng mình tìm hiểu về phong tục ngày lễ Thất Tịch có điều gì thú vị nhé.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Lễ Thất Tịch còn được biết với tên gọi “Ông Ngâu bà Ngâu”. Người Việt có câu: ‘Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu/ Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền’ để nói về mối tình bi thảm này. Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt, bền lâu.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam
Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam

Vào ngày lễ Thất Tịch, các bạn trẻ Việt Nam ngoài việc đến chùa làm lễ cầu duyên thì không thể bỏ lỡ một loại thức ăn đó chính là đậu đỏ. Tại sao ngày Thất Tịch lại ăn đậu đỏ? Vì theo quan niệm của người xưa thì việc ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch cũng cùng nghĩa với việc cầu duyên, màu đỏ tượng trưng cho may mắn nên khi ăn đậu đỏ sẽ tin rằng nếu ai còn độc thân thì sẽ tìm được ý chung nhân còn ai đang yêu thì sẽ mãi mãi bên nhau. Vì thế mà món chè đậu đỏ được khá nhiều người ăn vào ngày lễ này.

Phong tục ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Đây là ngày hội truyền thống ở Trung Quốc để các cô gái trẻ trưng bày các món đồ nghệ thuật tự tạo và cầu mong lấy được một tấm chồng tốt.

Lễ Thất Tịch tập thêu thùa: Vào lễ Thất Tịch, các cô gái sẽ cùng ngồi dưới trăng, tập thêu thùa, cầu mong Chức Nữ se cho mối duyên lành.

Khắc trái cây: Khắc trái cây là một hoạt động lễ hội khác. Vào ngày này, người ta có thể thấy những bông hoa, những con chim được khắc tinh xảo lên nhiều loại trái cây để thể hiện sự khéo tay. Vì nhiều loại dưa có bề mặt trơn nhẵn nên chúng được xem là loại quả lý tưởng cho việc điêu khắc.

Làm và ăn xảo quả: Vào lễ Thất Tịch, phụ nữ muốn trổ tài khéo tay thường làm món xảo quả, món bánh chiên có thành phần bột, đường và mè đen.

Phong tục ngày Thất Tịch ở Trung Quốc
Phong tục ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ngoài cầu Chức Nữ để có được tình duyên, sự khéo léo thì phong tục ngày lễ Thất Tịch Trung Quốc còn có các phong tục như: Thả cây kim vào chén nước vì người xưa cho rằng kim thể hiện cho sự thông minh, nên vào ngày này các cô gái sẽ dùng cây kim thả vào chén nước với mong muốn kim không bị chìm, và ai thả vào nước mà kim được nổi đồng nghĩa với ước muốn có được trí thông minh.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản

Vào lễ Thất tịch, người Nhật Bản sẽ viết ước nguyện của mình lên những mảnh giấy ngũ sắc hình nhữ nhật (tanzaku) và treo lên cành tre, có lúc kèm theo những đồ trang trí. Những mảnh giấy sẽ có nhiều màu như: màu xanh lục, hồng, vàng, trắng và đen.

Sau khi lễ hội kết thúc, những cây tre treo những mảnh giấy điều ước này sẽ được gỡ xuống, đưa lên thuyền thả trôi trên sông hoặc đem đi đốt.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc

Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc
Phong tục ngày lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm:

Đây là quãng thời gian người nông dân gặt hái những thành quả của cả vụ mùa. Dưa hấu, bí ngô, dưa chuột lúa mì đều đến độ tươi ngon nhất nên đây là những trái cây được sử dụng nhiều trong mùa lễ hội này. Cũng vì vậy mà vào lễ hội Chilseok, người ta thường tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong các gia đình để ăn mừng. Đây là nghi thức thể hiện sự cảm tạ, biết ơn đất trời vì đã mưa thuận gió hoà giúp con người được bội thu.

Không chỉ ước mong vụ mùa, lễ Thất Tịch Hàn Quốc còn cho thấy người dân mong muốn có một sức khỏe thật tốt thông qua việc tắm rửa thật sạch trước khi làm lễ. Không chỉ trái cây những món ăn như bánh nướng, mì cũng được sử dụng nhiều. Đối với người dân Hàn Quốc, sau ngày lễ Chilseok cũng là khi gió mùa xuất hiện, chúng sẽ làm hương vị của lúa mì không còn tươi ngon như ban đầu.

Có thể thấy, nếu lễ Thất Tịch tại các nước như Trung Quốc, Việt Nam, người dân luôn hướng đến ước nguyện về tình yêu, sự gắn bó thì tại Hàn Quốc, đây lại là lễ hội thể hiện nét đẹp lao động, vụ mùa. Đến với mỗi nền văn hoá, lễ Thất tịch lại có những sự biến đổi không ngừng sao cho phù hợp với bản sắc riêng.

Phong tục ngày lễ Thất Tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

XEM NHIỀU NHẤT