văn hóa thế giớiVăn hóa Nhật Bản có những đặc điểm gì? Có điểm gì...

Văn hóa Nhật Bản có những đặc điểm gì? Có điểm gì độc đáo?

Văn hóa Nhật Bản từ trước đến nay luôn được đánh giá và công nhận là một trong số những nền văn hóa đặc sắc, có nhiều điểm độc đáo nhất so với văn hóa của nhiều quốc gia khác. Cùng đón đọc nội dung bài viết dưới đây để khám phá cụ thể những đặc điểm nổi bật cũng như điểm độc đáo trong nền văn hóa Nhật Bản là gì bạn nhé!

Tổng quát những thông tin về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản vốn dĩ được biết đến là một quốc đảo, nằm giữa biển cả rộng lớn mênh mông và một đất nước giàu thiên nhiên. Có thể nhận định rằng, một trong số những nét đặc sắc cũng như điểm độc đáo của nền văn hóa Nhật Bản chính là một đất nước vạn đảo không đi ngược với thiên nhiên, đặc biệt luôn luôn coi trọng mọi thứ thuộc về dòng chảy của tự nhiên tạo hóa. 

Khí hậu Nhật Bản có những đặc điểm gì? 

Các đảo Nhật Bản được xác định nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Phần lớn các miền của Nước Nhật đều có bốn mùa cực kỳ rõ rệt. Mùa hè thì đi với khí hậu ấm và ẩm, bắt đầu từ khoảng giữa tháng 7. 

Mùa xuân và mùa thu được đánh giá là những mùa có thời tiết dễ chịu nhất trong một năm. Vì có mưa nhiều cùng với thời tiết khí hậu ôn hòa cho nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều xuất hiện hình ảnh của những cánh rừng màu mỡ và cây cối quanh năm xanh tốt.

Cái nhìn tổng quan về Đất Nước Nhật Bản
Cái nhìn tổng quan về Đất Nước Nhật Bản

Dân số Nhật Bản có đặc điểm gì? 

Dân số Nhật Bản gần đây được ước tính khoảng 127,4 triệu người. Phần lớn đều được xác định là đồng nhất về văn hóa và ngôn ngữ. Tộc người chủ yếu của Nhật Bản là người Yamato cùng với một số nhóm dân tộc thiểu số khác như Ryukyuans hay Ainu.

Nhật Bản được đánh giá là một trong số những nước có tuổi thọ dân số cao nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, dân số nước này đang dần xuất hiệu dấu hiệu của sự lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai.

Bản sắc văn hóa Nhật Bản có nhiều nét đặc trưng

Từ trước cho đến nay, đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một Nước có nền văn hóa lâu đời nhất. Vừa mang đậm bản sắc dân tộc vừa kết hợp một cách hài hòa giữa cái cũ và cái mới tạo nên bản sắc văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. 

Những điểm rất lạ ẩn sâu trong văn hóa Nhật Bản 

Trong chuyên mục tìm hiểu văn hóa Nhật Bản dưới đây, chắc chắn sẽ có nhiều điều khiến tất cả chúng ta không tránh khỏi được sự ngạc nhiên và bất ngờ. Cụ thể những nét rất lạ ẩn sâu trong nền văn hóa Nhật Bản đều sẽ được chia sẻ ngay bên dưới đây. 

  • Khi cởi giày thường sẽ quay mũi dép ra hướng ngoài, vào nhà thì luôn có thói quen đi bằng dép nhẹ. 
  • Luôn nói cảm ơn và xin lỗi khi nhờ vả sự giúp đỡ từ người khác và những lần làm phiền người khác.
  • Thích ăn những thực phẩm tươi sống. 
  • Luôn có thói quen tặng quà vào dịp Trung Thu và Tết. 
  • Ăn mì ramen hay Soba húp thành tiếng sùm sụp. Theo quan niệm riêng của người Nhật thì ăn như vậy mới thể hiện được sự biết ơn đến đầu bếp vì món ăn quá ngon. 

Nhìn chung, có thể nhận thấy văn hóa Nhật Bản chính là một ví dụ điển hình rõ nhất về sự giao thoa giữa một nền văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Là nền văn hóa đã tạo nên những sự phát triển của xã hội một cách vượt bậc về vật chất lẫn tinh thần của người dân Nhật Bản. 

Khám phá khí hậu Nhật Bản có những đặc điểm gì?
Khám phá khí hậu Nhật Bản có những đặc điểm gì?

Bản sắc dân tộc ẩn chứa trong văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản từ lâu đã được xác định là sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Từ đó thành công tạo nên những nét đẹp rất riêng cho xứ xở hoa Anh Đào. 

Để đưa ra những lời giải thích rõ nhất cho vấn đề này, có không ít ý kiến đưa ra và nhận định rằng do bao quanh Nhật Bản đều là biển đảo, đặc biệt là chưa từng xảy ra bất kỳ một cuộc chiến xâm lược nào. Từ đó đã hình thành nên một xã hội Nhật Bản đậm nét truyền thống từ xưa cho đến nay. 

Song song đó, cũng có nhiều quan điểm cho rằng chính nhờ sự khắc nghiệt của thiên nhiên đối với Nhật Bản đã góp phần rèn luyện cho con người nơi đây một ý chí kiên cường, nhẫn nại và can trường trước mọi khó khăn thử thách. Sự đoàn kết bền bỉ cùng tinh thần sắt đá luôn đứng lên chống lại thiên tai quanh năm của người Nhật cũng đáng được tất cả chúng ta đề cao và ghi nhận. 

Trang phục truyền thống Nhật có ý nghĩa đặc biệt gì? 

Mỗi khi đề cập và nghiên cứu về trang phục Nhật Bản truyền thống thì chắc hẳn phần lớn mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến một cái tên trong đầu, đó chính là Kimono. Đây được xem là quốc phục của những người con đến từ Đất Nước mặt trời mọc. Tuy nhiên, trên thực tế thì Nhật Bản còn có nhiều trang phục truyền thống khác mà có lẽ bạn chưa từng nghe qua. Cùng tìm hiểu thêm về chủ đề trang phục Nhật Bản truyền thống ngay bên dưới đây nhé!

Uchikake – Trang phục truyền thống cho ngày cưới ở Nhật Bản

Cũng tương tự như ở Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trên thế giới, đám cưới được xem là một sự kiện rất đặc biệt và mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng thể hiện văn hóa Nhật Bản. Trong ngày lễ trọng đại này, người Nhật sẽ dành riêng cho mình một bộ trang phục truyền thống đặc biệt mang tên Uchikake.

Uchikake thường sẽ được sử dụng như một chiếc áo khoác, tông màu chủ đạo là màu trắng. Chiếc áo này gây ấn tượng bởi những họa tiết được thêu hình sếu đậm đặc trưng. Đây được nhận định là biểu tượng của sự may mắn, mong cầu trường thọ và bình an cho cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng hình hoa lá thu hút hay chim uyên ương thể hiện cho sự gắn kết của tình yêu. 

Uchikake - Trang phục truyền thống cho ngày cưới ở Nhật Bản
Uchikake – Trang phục truyền thống cho ngày cưới ở Nhật Bản

Fundoshi – Trang phục nam giới truyền thống Nhật Bản

Vào thời cổ xưa, , nam giới ở Nhật Bản thường sẽ sử dụng trang phục truyền thống Fundoshi, được thiết kế kiểu dáng khá giống với hình ảnh của một chiếc khố thể hiện điểm riêng biệt của văn hóa Nhật Bản. Thiết kế này nhằm mục đích đem đến sự thuận tiện nhất cho các anh trong quá trình học tập hay lao động. 

Đến ngày nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh một nam giới Nhật mặc bộ trang phục truyền thống này trong những dịp lễ hội đặc biệt. Gắn liền với đó là những hành động thử sức dẻo dai cùng độ bền bỉ. 

Houmongi – Kimono dành riêng cho cô gái đã kết hôn

Nhìn chung, đây chính là loại trang phục Nhật Bản truyền thống chỉ dành riêng cho các cô gái đã kết hôn. Người Nhật Bản thường dùng Houmongi để làm quà tặng cho con gái của mình nhân ngày đi lấy chồng. Cũng chính với nguyên do này, Houmongi đã sớm trở thành một bộ trang phục Nhật Bản truyền thống được những người phụ nữ đã lấy chồng diện vào một số dịp đặc biệt như tiệc trà, lễ cưới,… 

Văn hóa Nhật Bản hiện lên rất rõ trong trang phục Kimono

Chắc hẳn ai ai cũng đều biết một điều rằng Kimono chính là trang phục truyền thống của Đất Nước mặt trời mọc. Trong Tiếng Nhật, Kimono mang ý nghĩa là trang phục dùng để mặc. Người Nhật còn gọi bộ trang phục truyền thống này bằng nhiều cái tên khác nhau như y phục hoặc bộ hòa phục. 

Từ hàng trăm năm nay, Kimono luôn song hành trên con đường phát triển văn hóa Nhật Bản. Trước đây, Kimono được xem là bộ trang phục được người Nhật sử dụng hằng ngày. Thế nhưng, ngày nay, khi nhịp sống ngày một trở nên hối hả và phát triển hơn, Kimono đã không còn là bộ trang phục được người Nhật mặc hằng ngày giống như trước đây. 

Ý nghĩa của trang phục truyền thống Nhật Bản. 
Ý nghĩa của trang phục truyền thống Nhật Bản.

2 lễ hội mùa xuân gắn liền với xứ sở hoa Anh Đào

Mùa xuân được xem là sự khởi đầu cho một năm mới. Chính vì vậy, vào mùa xuân, người dân Nhật Bản thường tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội với quy mô cực kỳ hoành tráng, sang trọng để chào đón và cầu mong sự bình an hạnh phúc trong năm mới. 

Dưới đây là 2 hoạt động, sự kiện cũng như lễ hội mùa xuân gắn liền với xứ sở hoa Anh Đào mà bạn có thể tham khảo để không bỏ lỡ những điều thú vị và hấp dẫn nhất trong chuyến du lịch tham quan Nhật Bản sắp tới của mình. 

Kanamara – Lễ hội dương vật

Lễ hội này chính thức được diễn ra vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng tư tại ngôi đền Kanayama, thuộc tỉnh Kawasaki. Ý nghĩa của lễ hội này chính là cầu mong cho con cháu sinh nở một cách an toàn theo đúng nghĩa mẹ tròn con vuông, phòng chống hiệu quả bệnh da liễu, gìn giữ hạnh phúc cho gia đình. 

Mặc dù đã được tổ chức từ thời Edo nhưng lễ hội dương vật ngày càng được đánh giá cao về quy mô hoành tráng. Đồng thời thu hút đông đảo du khách từ khắp mọi nơi kéo đến tham gia và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản

Omizutori – Nghi lễ lấy nước

Đây là một trong số những nghi lễ thanh tẩy tiêu biểu của những tín đồ Phật giáo. Hằng năm, nghi lễ này thường được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 14 tháng 3 tại chùa Todaiji, thuộc tỉnh Nara. Đồng thời, đây còn được xác định là một sự kiện xuất hiện lâu đời nhất tại Nhật Bản. 

Theo như tìm hiểu thì có rất nhiều sự kiện được tổ chức trong dịp này nhưng nổi bật nhất, phải kể đến là Otaimatsu. Tro tàn của những ngọn đuốc không ngừng rơi xuống chính là biểu tượng cho sự ban phước của thần linh cho những người tham dự một năm mới an vui, hạnh phúc và may mắn. 

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp nhiều quy tắc 

Trong văn hóa Nhật Bản, văn hóa giao tiếp được đặt ra với không ít quy tắc và lễ nghi vô cùng cầu kỳ. Đòi hỏi tất cả mọi người đều phải thực hiện theo những quy tắc đó. Điều đặc biệt ở đây chính là dù với bất cứ một lời chào nào thì người Nhật cũng sẽ đi cúi đầu chào người đối diện.

Tùy thuộc vào địa vị xã hội của mỗi người cùng với những mối quan hệ xã hội mà người Nhật sẽ căn cứ vào đó để sử dụng một số lễ nghi và quy tắc sao cho phù hợp nhất. Trong văn hóa Nhật Bản có tổng cộng 3 cách cúi chào hoàn toàn khác nhau. Đó chính là cúi chào một cách bình thường, cúi chào theo đúng kiểu Saikeirei và cuối cùng là khẽ cúi chào.

Văn hóa Nhật Bản cùng những quy tắc lễ nghi trong giao tiếp.
Văn hóa Nhật Bản cùng những quy tắc lễ nghi trong giao tiếp.

Lời kết

Sau khi tham khảo xong bài viết trên đây, bạn có cảm nghĩ như thế nào về nền văn hóa Nhật Bản? Nếu như có cơ hội được một lần đặt chân đến xứ xở hoa Anh Đào thì bạn nhất định đừng bao giờ quên lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất cùng những bộ trang phục Nhật Bản truyền thống cực kỳ ấn tượng nhé!

XEM NHIỀU NHẤT