Di sản văn hóaHoàng Thành Thăng Long – Dấu ấn lịch sử nghìn năm tuổi

Hoàng Thành Thăng Long – Dấu ấn lịch sử nghìn năm tuổi

Bạn thích điều gì nhất khi du lịch Hà Nội? Là con phố cổ tường vàng mái ngói rêu phong hay công trình kiến trúc hàng nghìn năm tuổi? Là cây kem cốm Tràng Tiền mát lạnh buổi trưa hè hay tô bún chả thơm phức nơi góc phố? Bên cạnh nét đẹp kiến trúc, văn hóa và cảnh quan, Hà Nội còn được biết đến như một chứng nhân, trải qua những thăng trầm trong lịch sử thành lập, gìn giữ, xây dựng đất nước. Hoàng thành Thăng Long chính là nhân chứng lịch sử đó. Cùng Traveloka tìm hiểu về địa điểm du lịch đặc biệt này nhé!

Hoàng Thành Thăng Long – dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam

Lịch sử nghìn năm rực rỡ

Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Lịch sử nghìn năm rực rỡ
Lịch sử nghìn năm rực rỡ

Theo đó thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Giữa La Thành và Hoàng thành là nơi sinh sống của người dân, vòng trong cùng là nơi sinh sống của vua và gia đình hoàng gia.

Sau hơn 1000 năm, trải qua thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… Hoàng Thành Thăng Long đã bị thời gian và các cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay phần lớn kiến trúc được bảo tồn, phục dựng trên nền di tích cũ. Bên cạnh phần công trình trên bề mặt, khu khảo cổ cũng dần được khai quật bài bản và mở cửa cho công chúng tham quan.

Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam

Vào ngày 31/07/2010, Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, các hoạt động du lịch tại Hoàng Thành dần được đầu tư bài bản, chú trọng công tác bảo tồn, lồng ghép yếu tố văn hóa thông qua các hoạt động thực tế phong phú… giúp du khách không những được tận mắt chiêm ngưỡng những cổ vật quý hiếm mà còn được trải nghiệm không gian đậm chất truyền thống, cổ xưa.

Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam
Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam

Trong vòng 10 năm trở lại đây, các hoạt động du lịch tại Hoàng Thành Thăng Long dần được đầu tư bài bản, chú trọng công tác bảo tồn, lồng ghép yếu tố văn hóa thông qua các hoạt động thực tế phong phú… giúp du khách không những được tận mắt chiêm ngưỡng những cổ vật quý hiếm mà còn được trải nghiệm không gian đậm chất truyền thống, cổ xưa.

Điểm tham quan không thể bỏ qua tại Hoàng Thành

Hoàng Thành Thăng Long có tổng diện tích lên đến 18,000 ha, gồm các công trình nổi bật như cổng thành, cung điện, khu khảo cổ… Sau đây là nhữnh điểm tham quan không thể bỏ qua khi bạn đã có một chuyến bay về thăm phố cổ Hà Nội.

Kỳ đài – cột cờ Hà Nội huyền thoại

Được xây dựng vào năm 1812, kỳ đài có kết cấu gồm 3 phần chính: chân đế, vọng canh và phần thân cột cao hơn 18m. Hiện nay, kỳ đài hướng ra đường Điện Biên Phủ với cảnh quan rợp bóng xanh của hàng cây xà cừ cổ thụ.

Nếu đến tham quan Hoàng Thành Thăng Long, bạn nhất định phải đặt chân đến kỳ đài để chiêm ngưỡng kỳ đài – phần hiếm hoi của Hoàng Thành còn nguyên vẹn nhất tính đến ngày nay.

Đoan Môn

Đoan Môn
Đoan Môn

Có thể bạn quan tâm:

Đoan Môn là cánh cổng trong cùng (và cuối cùng) dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm Thành. Hiện nay khu vực vẫn duy trì được hiện trạng tương đối tốt và là địa điểm check in không thể bỏ qua khi đến Hoàng Thành Thăng Long.

Đoan Môn có kết cấu hình chữ U, được làm bằng đá, chiều ngang khoảng 46m, có tổng cộng 3 cửa vòm. Trong đó, cửa lớn nhất chính giữa là lối đi dành riêng cho vua, 2 cửa hai bên dành cho hoàng tộc và triều thần ra vào cung cấm. Phía trên của cổng là vọng lâu với chức năng bố trí lính canh trông giữ cổng.

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên chính là trung tâm của khu di tích. Có thể hình dung sự bố trí tầng lớp từ trong ra ngoài theo thứ tự sau: Điện Kính Thiên – Đoan Môn – Kỳ đài.

Dù đã bị hư hại nhiều nhưng sự uy nghiêm, tráng lệ của điện vẫn còn được người xưa nhớ đến với những chi tiết như: cột gỗ lim rất lớn có chu vi bằng một người ôm (Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất hợi, Trương Vĩnh Ký).

Tĩnh Bắc Lâu

Phía sau Điện Kính Thiên là Tĩnh Bắc Lâu (hay còn được gọi là Hậu Lâu). Nhiều người cho rằng sự hiện diện của công trình này mang ý nghĩa phong thủy giữ gìn sự bình yên trong khu vực. Cũng có ý kiến khác cho rằng Tĩnh Bắc Lâu là nơi trú ngụ của cung tần trong đoàn tùy tùng của vua ngày xưa.

Hoàng Thành Thăng Long là niềm tự hào nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng. Bạn hãy một lần đặt chân đến nơi đây để tận mắt chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian, tìm hiểu về lịch sử và tham gia vào các hoạt động ý nghĩa nhé!

XEM NHIỀU NHẤT