Di sản văn hóaDi sản văn hóa vật thể - Một nét đẹp cần phải...

Di sản văn hóa vật thể – Một nét đẹp cần phải gìn giữ

Việt Nam là một đất nước được UNESCO công nhận có nhiều văn hóa vật thể. Vậy di sản văn hóa vật thể được hiểu là gì? Có những đặc điểm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp đến mọi người những kiến thức quan trọng về văn hóa vật thể cũng như những đặc điểm liên quan đến loại hình văn hóa này. 

Di sản văn hóa vật thể là gì?

Chúng ta có thể hiểu về khái niệm của loại di sản này là các sản phẩm vật chất hữu hình mang đậm giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học của dân tộc. Đó là những di sản đem lại giá trị tinh thần vô cùng to lớn cho mỗi quốc gia, gồm: di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Đặc điểm của di sản văn hóa vật thể

Di sản vật thể là một phần của di sản văn hoá và nó cũng mang những đặc trưng cơ bản của di sản văn hoá. Tuy có khá nhiều đặc điểm nhưng quan trọng nhất đó là hai đặc điểm sau đây:

Đặc điểm của di sản vật thể
Một số di sản văn hoá 

Di sản văn hoá vật thể kiến tạo phát triển

Các di sản văn hoá trải dài khắp đất nước Việt Nam, mỗi di sản đều có những tính chất, ý nghĩa lịch sử, giá trị khác nhau. Đây là nguồn động lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch, tạo nên nét đẹp đặc trưng cho khắp miền đất nước.

Những di sản này góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Với những vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà rất đỗi đặc biệt, những công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh đó đã làm cho hình ảnh Việt Nam trở nên đẹp đẽ trong mắt của các bạn bè quốc tế.

Di sản văn hoá vật thể trở thành một nguồn lực cho phát triển

Văn hoá là những đặc trưng cần phải bảo tồn và giữ vững. Bởi nó tạo nên sự khác biệt của quốc gia này với quốc gia khác, gắn liền với truyền thống lâu đời của một nước, làm giàu thêm giá trị của một nước trong mắt bạn bè quốc tế.

Các di sản văn hoá trên đã tạo nguồn lực cho sự phát triển du lịch và một số ngành liên quan. Một số hoạt động có thể kể đến như: các dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, một số hoạt động vui chơi giải trí xung quanh… Những điều đó cũng đã góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Những di sản văn hoá vật thể bao gồm yếu tố nào? 

Di sản văn hoá vật thể gồm nhiều yếu tố tạo thành. Tuy nhiên, ta có thể chia 3 yếu tố chính, đó là: di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh và các di vật, bảo vật quốc gia.

Những di sản văn hoá vật thể bao gồm yếu tố nào? 
Những di tích mang đậm tính lịch sử dân tộc

Di tích lịch sử – văn hoá

Có thể là những công trình, địa điểm gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc, thường là trong các công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha ta, hoặc là gắn với quá trình phát triển văn hoá – xã hội của một nước.

Những địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của một số anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn trong sự nghiệp dựng nước giữ nước và phát triển của quốc gia hoặc địa phương.

Danh lam thắng cảnh

Là những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, tuyệt đẹp. Đó là những địa điểm có giá trị về mặt địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái phong phú hoặc những nơi chứa đựng những dấu tích về các giai đoạn phát triển của trái đất.

Đó cũng có thể là những công trình kiến trúc nhân tạo hiện đại mang vẻ đẹp tiêu biểu hoặc là sự kết hợp của cả hai, từ đó tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của nơi đây.

Di vật, bảo vật quốc gia

Di vật, bảo vật quốc gia
Cảnh quan tuyệt đẹp, thơ mộng của Việt Nam

Là những hiện vật lâu đời đã có từ xa xưa, có giá trị đặc biệt về văn hoá, lịch sử được nhà nước bảo vệ và bảo quản theo những chế độ riêng biệt.

Những hiện vật này có giá trị đặc biệt, liên quan đến một sự kiện tiêu biểu hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân nổi tiếng. Hoặc là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.

Quyền lợi và nghĩa vụ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa

Mỗi di sản văn hoá đều mang trong mình một nét đặc trưng cơ bản riêng, đó là vẻ đẹp để phân biệt nó với những vật thể khác. Do đó, việc bảo tồn những di sản văn hoá, đặc biệt là di sản văn hoá vật thể là trách nhiệm của toàn dân, đảm bảo trong hiệu quả theo dõi cũng như kịp thời xử lý với các hành vi tác động xấu.

Quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người đối với di sản văn hóa vật thể

Được sở hữu hợp pháp di sản văn hoá, được tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá: mỗi một di sản văn hoá đều có những giá trị mang tính tích cực, do vậy, việc nghiên cứu để hiểu sâu hơn về những di sản văn hoá này luôn được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất có thể.

Quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người đối với di sản
Bảo tồn, tôn tạo một số di sản văn hoá vật thể

Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa vật thể: di sản văn hoá là để phục vụ con người, mang lại những giá trị tinh thần to lớn cho con người, do đó mỗi chúng ta phải luôn tích cực bảo vệ chúng, ngăn chặn những hành vi phá hoại, làm tổn hại đến những di sản đó.

Nhanh chóng thông báo khi phát hiện các di vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, các danh lam thắng cảnh; thực hiện bàn giao các di vật, cổ vật, bảo vật do mình tìm được cho cơ quan nhà nước gần nhất .

Ngăn chặn, xử lý những hành vi có dấu hiệu phá hoại, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt các di sản văn hóa. Việc di sản văn hoá bị một số đối tượng xấu phá hoại là điều không thể tránh khỏi. Do đó mỗi chúng ta phải tích cực bảo vệ, khi phát hiện có những đối tượng làm tổn hại đến di sản văn hoá thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng.

Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sở hữu di sản 

Tích cực thực hiện bảo vệ kết hợp với phát huy giá trị của di sản văn hóa; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu di sản văn hóa có dấu hiệu bị phá hoại hoặc bị mất,… 

Nếu không có khả năng bảo vệ các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì nhanh chóng gửi chúng về cho cơ quan nhà nước hoặc các bảo tàng quốc gia. Tích cực tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các tổ chức, cá nhân khi tham quan, du lịch hoặc nghiên cứu về di sản văn hóa.

Một vài lưu ý khi tìm hiểu về di sản văn hóa vật thể

Di sản văn hoá vật thể được xem là một tài sản quý giá của quốc gia, nó được hình thành và phát triển từ lâu đời và mang trong mình những đặc trưng riêng về văn hoá mỗi vùng miền của một nước. Chúng ta có thể tìm hiểu về một di sản văn hoá bằng nhiều hình thức khác nhau như tìm kiếm thông tin trên Internet hoặc là đi tham quan,… Tuy nhiên, chúng ta cần phải lưu ý một số điều như sau:

Tìm hiểu phải dựa trên những nguồn tin chính thống

Hiện nay, trên các trang mạng có rất nhiều bài viết về các di sản văn hoá vật thể, tuy nhiên trong số đó cũng có một số bài viết mang nội dung không chính xác về vị trí, đặc trưng, tính chất của di sản, gây hiểu lầm cho người đọc dẫn đến nhiều tranh cãi. 

Chúng ta có thể tìm đọc những bài viết chính xác thông qua các trang chính thống của chính phủ hoặc một số trang báo uy tín như: báo Dân trí, báo đời sống và pháp luật, báo Thanh niên,… Từ đó có được những thông tin đúng đắn, cụ thể nhất về di sản mà mình muốn tìm hiểu.

Tham quan phải kết hợp với bảo tồn di sản văn hóa vật thể

Nhiều di sản văn hoá vật thể chỉ qua vài năm đã  xuống cấp trầm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Nhiều du khách trong quá trình tham quan đã làm tổn hại đến các di sản, điển hình như là xả rác bừa bãi xung quanh di tích gây ô nhiễm môi trường; viết, vẽ bậy lên di tích hoặc là leo, ngồi lên di tích để chụp ảnh dù đã có biển cấm ở ngay đó.

Vì thế, bảo vệ các di sản vật thể trên không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Tất cả chúng ta, dù có đang đi tham quan hay không đi tham quan thì cũng phải tích cực bảo vệ các di sản văn hoá, bằng cách này hay cách khác, phải tích cực phòng ngừa các hành động làm tổn hại đến các di sản văn hoá.

Một số việc làm cụ thể để bảo vệ các di sản vật thể như: không xả rác bừa bãi nơi các di tích, di sản, tích cực tuyên truyền mọi người tham quan kết hợp với bảo tồn các di sản, ngăn chặn khi thấy có hành động phá hoại các di sản văn hoá, hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện dọn vệ sinh xung quanh, tôn tạo các di sản văn hoá,…

Tìm hiểu và tiếp thu các giá trị của di sản văn hóa vật thể

Tìm hiểu đồng thời tiếp thu các giá trị của di sản vật thể
Tiếp thu và hiểu rõ các di sản văn hoá

Mỗi di sản vật thể đều mang trong mình những nét đẹp riêng, không chỉ là nét đẹp về vẻ bề ngoài mà còn là vẻ đẹp mặt bên trong của nó. Đó chính là giá trị của mỗi di sản. Một số di sản thì mang tính lịch sử hào hùng, một số lại mang vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ,… điều đó đã làm cho nhiều người muốn tìm hiểu về các di sản này.

Tuy nhiên, có nhiều người dù đã đi tham quan hoặc tham gia các hoạt động tham quan thực tế do trường lớp tổ chức nhưng lại không hiểu rõ về bản chất bên trong cũng như những đặc trưng của mỗi di sản văn hoá. Chính vì vậy trong quá trình tìm hiểu về một di sản nào đó, chúng ta cần phải nhận thức và tiếp thu triệt để những giá trị mà chúng mang lại. 

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể và chi tiết nhất về những đặc điểm của di sản văn hoá vật thể – Những di sản mang trong mình những đặc trưng riêng mà đơn giản đưa hình ảnh Việt Nam ta đến với thế giới. Những hình ảnh đó đã làm cho bản sắc văn hoá cũng như con người Việt Nam trở nên đẹp hơn, sống động hơn trong mắt bạn bè quốc tế.

XEM NHIỀU NHẤT