Lễ Thất Tịch hằng năm vẫn thường được xem là “ngày lễ tình yêu” trong văn hóa của người phương Đông. Vậy Lễ Thất Tịch năm 2021 sẽ vào ngày nào? Đâu là những điều nên làm và đâu là những điều cần kiêng kỵ ngày lễ Thất Tịch? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nguồn gốc lễ Thất tịch
Thời tiết Việt Nam tháng 7 âm lịch thường mưa rất nhiều, rả rích suốt ngày nọ sang ngày kia, nhất là ở miền Bắc. Dân gian gọi đó là mưa Ngâu, vì người ta cho rằng đó là những giọt lệ của vợ chồng Ngâu.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Món ăn ngày lễ Thất Tịch giúp rộng mở con đường tình duyên
- Ý nghĩa lễ Thất Tịch tại Việt Nam và các nước phương Đông
- Phong tục ngày lễ Thất Tịch tại các nước có gì đặc biệt?
Trong cuốn sách Nếp cũ: Tín ngưỡng Việt Nam (quyển hạ), nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh đã kể lại câu chuyện cổ tích thần thoại về mối tình dang dở giữa Ngưu Lang và Chức Nữ như sau: “Chức Nữ, ái nữ của Ngọc Đế có nhan sắc có tài nữ công khéo léo. Ngưu Lang, chỉ là một chàng chăn trâu nhưng có tâm hồn thi sĩ, yêu đương tha thiết lại có tài thi phú. Trai tài, gái sắc, đôi bên nặng một lòng yêu. Trước mối tình đằm thắm ấy, Ngọc Đế tác thành cho đôi lứa.
Đôi uyên ương được cùng nhau chung sống, hưởng hạnh phúc của tình yêu, nhưng mải mê say mối duyên vàng lụa, chàng và nàng đều xao lãng phận sự của mình. Nàng biếng dệt, kim chỉ biếng khâu; chàng văn biếng luyện, sách đèn biếng ngó và cả đàn trâu cũng không buồn săn sóc đến.
Thất tịch là ngày tốt hay ngày xấu?
Ngày 7 tháng 7 âm lịch năm nay là ngày Kỷ Sửu, tháng Mậu Thân, năm Nhâm Dần. Theo xem ngày tốt xấu, đây vừa là ngày Sát chủ vừa là ngày Tam Nương.
Theo quan niệm dân gian, ngày 7 tháng 7 là ngày Sát chủ vì thuộc Bách Kỵ, trăm sự đều kỵ, không làm việc trọng đại, vớt tất cả các tuổi. Ngày Tam nương là ngày xấu, kỵ khai trương, xuất hành, cưới hỏi, sửa chữa, cất nhà.
Ngày lễ Thất tịch không nên làm gì?
Bên cạnh những việc nên làm thì bạn cũng cần tránh làm một số điều kiêng kỵ vào ngày Thất tịch, đó là:
Xây nhà
Ngày Thất tịch hàng năm là ngày trời đổ mưa nhiều hơn so với ngày thường và thậm chí là suốt cả ngày. Nếu xây dựng nhà cửa trong 7/7 Âm lịch sẽ gây khó khăn, ảnh hưởng tới công việc thi công cũng như chất lượng công trình. Chính vì vậy, người ta thường tránh xây dựng nhà cửa vào ngày này. Đây là điều quan trọng cần kiêng kỵ ngày lễ Thất Tịch.
Mặt khác, tháng 7 Âm lịch còn là “tháng cô hồn”. Ma quỷ sẽ lên trần gian quấy phá, gây rối và đem lại những điều không tốt. Vì vậy, nhiều người cho rằng vào tháng này không nên làm việc lớn, điển hình như là xây nhà dựng cửa.
Tổ chức đám cưới
Tại sao đám cưới lại là điều kiêng kỵ ngày lễ Thất Tịch? Theo quan niệm, ngày Thất tịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Mặc dù yêu nhau nhưng họ chỉ được gặp nhau một năm một lần vào ngày này rồi phải xa nhau. Vậy nên, đây được xem là một ngày không may mắn trong tình yêu, đặc biệt là trong cuộc sống hôn nhân.
Có thể bạn quan tâm:
- Văn hóa Nhật Bản – Nền văn hóa có truyền thống lâu đời
- Văn hóa Nhật Bản có những đặc điểm gì? Có điểm gì độc đáo?
Chính vì vậy, nhiều người khuyên rằng không nên tổ chức lễ cưới trong ngày lễ Thất Tịch nếu không muốn vợ chồng xảy ra bất hòa, ly tán và ly biệt. Thêm vào đó, tháng 7 trời thường mưa nhiều nên việc làm đám cưới, ăn hỏi vào thời điểm sẽ gây bất tiện, khó khăn cho cả cô dâu, chú rể và cả những người tham dự.
Làm việc ác
Một trong những điều kiêng kỵ ngày lễ Thất Tịch, và kể cả bất cứ ngày nào trong năm, đó chính là làm điều ác. Vào ngày này, người ta thường tránh làm điều ác để có thể cầu bình an cho bản thân và gia đình, thêm vào đó sẽ tạo ấn tượng tốt đẹp với người mình thương yêu.
Ngoài ra, dân gian cũng cho rằng tránh xa những chuyện xấu, điều ác trong ngày này sẽ giúp bạn may mắn hơn trên con đường tình yêu của mình.
Lễ Thất Tịch là dịp lễ truyền thống đáng lưu giữ của người dân phương Đông. Vào ngày này, ta có dịp để trao yêu thương với người mà ta thầm thương trộm nhớ. Rất nhiều người đã “thoát ế” được nhờ sốt sắng giữ những điều kiêng kỵ ngày lễ Thất Tịch . Lễ Thất Tịch sắp đến rồi, chúc bạn một dịp lễ đầy may mắn và an vui!