văn hóa việt namĐặc trưng văn hóa Việt Nam thể hiện qua những điều gì?

Đặc trưng văn hóa Việt Nam thể hiện qua những điều gì?

Thời gian qua, nhiều học giả ở Việt Nam, tùy vào mỗi cách tiếp cận, đã tìm tòi, giới thiệu đặc trưng của nền văn hóa Việt. Tiếp thu kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, vận dụng cách tiếp cận địa lý – lịch sử, chúng tôi đúc rút những đặc trưng văn hóa Việt Nam trong nội dung dưới đây..

Nền văn hóa hình thành từ nền tảng nông nghiệp trồng lúa nước

Thời phong kiến đại bộ phận người Việt sinh sống chính bằng nghề trồng trọt và chủ yếu là trồng lúa nước. Hệ giá trị nghề ở thời phong kiến là sĩ – nông – công – thương. Nông được xếp thứ hai sau quan. Chính sách suốt thời phong kiến là khuyến nông trồng lúa nước (vua đi cày), đắp đê, khơi kênh mương để điều tiết nước trồng lúa. Điều này dẫn tới đặc trưng văn hóa Việt Nam với số lượng tục ngữ đúc rút tri thức dân gian về nghề nghiệp phần nhiều là tổng kết kinh nghiệm trồng lúa, những vấn đề liên quan đến nghề trồng lúa nước.

Có thể bạn quan tâm:

Nền văn hóa đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống

Nền văn hóa đề cao giá trị văn hóa gia đình truyền thống
Sự thích nghi và ứng phó của dân tộc

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi sinh thành, nuôi dưỡng nhân cách con người. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia có sự lựa chọn, đề cao những giá trị khác nhau trong văn hóa gia đình. Đối với người Việt, giá trị văn hóa gia đình truyền thống được đúc kết từ sự thích nghi và ứng phó của dân tộc đối với tự nhiên và xã hội trước những thách thức của lịch sử. Cũng là thờ cúng tổ tiên nhưng người Việt dành tình cảm sâu nặng với tổ tiên qua các nghi thức tín ngưỡng.

Nền văn hóa đậm tính cộng đồng, tự trị của văn hóa làng xã

Làng xã là một tổ chức xã hội rất đặc trưng văn hóa Việt Nam. Làng khởi đầu từ một dòng họ huyết thống sau mở rộng gồm nhiều dòng họ chung sống. Làng Việt thể hiện rất rõ tính cộng đồng. Các thành viên ở làng xã gắn bó, quan hệ mật thiết với nhau trong mọi hoạt động sống, từ trồng trọt, chăn nuôi, trao đổi hàng hóa đến tổ chức các sinh hoạt văn hóa. Dưới thời phong kiến làng Việt nào cũng có ruộng công, tài sản của cả làng, cứ 3 năm đến 5 năm lại phân bổ lại theo suất đinh (con trai) ở làng. Đây là cơ sở kinh tế quan trọng để mỗi thành viên của làng gắn bó với nhau. Làng là quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, nơi được mọi người trân trọng gọi là quê hương.

Nền văn hóa với tinh thần yêu nước, ý thức quốc gia – dân tộc

Tinh thần văn hóa là gì? Lịch sử đã chứng minh trong suốt chiều dài hàng nghìn năm các đế chế phương Bắc không từ bỏ dã tâm thôn tính đất nước Việt Nam trở thành quận, huyện và mưu toan đồng hóa người Việt. Trước thách thức của lịch sử, người Việt đã tự vệ cho dân tộc mình bằng vũ khí văn hóa là đề cao, lan tỏa sâu rộng tinh thần yêu nước thường nòi, ý thức về quốc gia – dân tộc. Người Việt đã sáng tạo hệ thống huyền thoại Họ Hồng Bàng nói về cội nguồn các dân tộc ở Việt Nam, coi các dân tộc ở Việt Nam là đồng bào. Tổ quốc là một gia đình lớn, có các vua Hùng là Quốc Tổ khai sinh nhà nước Văn Lang đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt. Sáng tạo truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy để truyền đời bài học cảnh giác trước họa ngoại xâm.

Đặc trưng văn hóa Việt Nam về nữ quyền

Đặc trưng văn hóa Việt Nam về nữ quyền
Vị thế xã hội của phụ nữ.

Lịch sử nhân loại phát triển từ chế độ mẫu quyền chuyển dần sang chế độ phụ quyền. Ở các nước phương Tây, đó là quá trình người phụ nữ mất dần vị thế  xã hội, nhất là dưới thời phong kiến. Đến nay, vấn đề nữ quyền đang nổi lên trong xã hội phương Tây, phụ nữ tranh đấu chống kỳ thị, đòi bình đẳng giới. Ngược lại trong nền văn hóa Việt Nam, biểu hiện kỳ thị phụ nữ rất mờ nhạt mà hình ảnh người phụ nữ còn được đề cao, giữ vị trí xứng đáng trong các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là ở những nơi thờ tự tín ngưỡng tôn giáo.

Nền văn hóa trọng nông, xa rừng, nhạt biển

Đặc điểm này khá nổi bật trong nền văn hóa Việt Nam. Cha ông ta quan niệm “nông vi bản” (lấy nông làm gốc), tư duy rất thực tế: “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Cho nên sản xuất nông nghiệp lấy trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tiềm năng của đất đai làm ra sản phẩm nuôi sống con người, tổ chức các sinh hoạt văn hóa là ý thức thường trực của người Việt, là phương châm “phi nông bất ổn”. Người Việt với đặc trưng văn hóa Việt Nam luôn chọn châu thổ màu mỡ phù sa và những đồng bằng chân núi ven biển để mưu sinh và tổ chức làng xã. Thành quả nền văn hóa Việt biểu hiện rất rõ tư tưởng trọng nông.

Nền văn hóa đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng

Nền văn hóa đa dân tộc, thống nhất trong đa dạng
Sự tôn trọng, cởi mở, giao lưu.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số nên văn hóa dân tộc Kinh giữ vai trò chủ đạo. Lịch sử phát triển văn hóa của người Việt đã khẳng định sự tôn trọng, cởi mở, giao lưu, tiếp biến văn hóa một cách tự nguyện giữa các dân tộc, chống biểu hiện kỳ thị, cưỡng bức văn hóa của dân tộc này đối với dân tộc khác. Nền văn hóa đa dân tộc đã tạo nên tiềm năng, thế mạnh phát huy sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia trong các quan hệ quốc tế, gia tăng tình hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

Nền văn hóa mở, thích ứng và tiếp biến hài hoà các nền văn minh

Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng phía tây Thái Bình Dương, phía đông bán đảo Đông Nam Á, phía nam đại lục Trung Hoa, phía bắc của quần đảo Đông Nam Á, được ví là cầu nối Đông – Tây của các nền văn hóa thế giới. Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Việt Nam đã tiếp nhận bốn dòng văn hóa/văn minh của nhân loại. Đó là văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Trung Cận Đông, phương Tây. Nhìn vào biểu hiện của văn hóa làng xã, chúng ta nghĩ rằng nền văn hóa Việt thiên về ngưng đọng, khép kín, tự trị. Nhưng xét trên bình diện quốc gia – dân tộc trong ứng xử với các dòng văn hóa lớn của nhân loại thì những dấu hiệu biểu hiện trong văn hóa Việt chứng tỏ đây là nền văn hóa mở.

Trên đây là những đặc trưng văn hóa Việt Nam được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử. Mong rằng những thông tin trên đã mang lại kiến thức bổ ích cho bạn nhé.

XEM NHIỀU NHẤT