văn hóa việt namCác loại hình văn hóa đặc thù tồn tại ở nước ta...

Các loại hình văn hóa đặc thù tồn tại ở nước ta hiện nay

Trong một quốc gia, các dạng thức văn hoá thường rất phong phú, đa dạng, tuy nhiên có thể quy chúng về mấy nhóm chính, như: a) Văn hoá cộng đồng (văn hoá tộc người, văn hoá quốc gia Việt Nam, văn hoá làng, văn hoá gia đình, dòng họ, văn hoá tôn giáo tín ngưỡng…) b) Văn hoá cá nhân c) Văn hoá vùng – lãnh thổ (văn hoá vùng, văn hoá địa phương…) d) Văn hoá sinh thái. Trong mỗi nhóm như vậy lại chứa đựng nhiều dạng thức văn hoá khác nhau. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số các loại hình văn hóa chính.

Văn hoá cộng đồng

Văn hoá tộc người

Văn hoá tộc người tương ứng với cộng đồng tộc người, hình thành sớm nhất từ hậu kì đá mới và tồn tại bền vững tới tận ngày nay. Việt Nam từ thời lập quốc Văn Lang – Âu Lạc (cách ngày nay khoảng 2500 năm) thì quốc gia đó đã là quốc gia đa tộc người. Các dấu hiệu văn hoá hiện tại còn nhận biết được qua các di vật khảo cổ cho thấy, có thể cư dân của các quốc gia cổ đại ấy nói các ngôn ngữ khác nhau thuộc Môn – Khơme cổ, Việt – Mường cổ, Tày – Thái cổ.

Có thể bạn quan tâm:

Văn hoá quốc gia Việt Nam

Văn hoá quốc gia Việt Nam
Cơ cấu quyền lực của một giai cấp

Văn hoá quốc gia Việt Nam tương ứng với cộng đồng quốc dân Việt Nam. Quốc gia là một cơ cấu, một thực thể chính trị xã hội, bao trùm một không gian lãnh thổ, một tập đoàn dân cư nhất định, ở đó luôn thiết lập một cơ cấu quyền lực của một giai cấp nào đó lên toàn bộ xã hội. Quốc gia luôn có xu hướng cào bằng mọi sự khác biệt các loại hình văn hóa giữa các địa phương và giữa các tộc người trong phạm vi quốc gia đó, có “tham vọng” từ thực thể chính trị – xã hội trở thành một thực thể văn hóa.

Về bản chất, văn hóa Việt Nam thuộc loại liên văn hóa (interculture), nó là sản phẩm của quá trình giao lưu ảnh hưởng qua lại lâu dài giữa các tộc người, các nhóm cư dân trong một quốc gia, giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong khu vực và ngoài khu vực Đông Nam á.

Văn hoá làng

Ảnh hưởng của làng đến văn hóa là gì? Văn hoá làng tương ứng với cộng đồng làng, một cơ cấu dân cư, kinh tế, xã hội và văn hoá cơ bản của xã hội các tộc người của nước ta từ hàng ngàn năm nay. Ban đầu, làng (bản, buôn, plây, bon…) là một nơi cư trú của một số gia đình, gia tộc (lúc đầu phần lớn là các gia đình cùng huyết thống, sau trở thành quan hệ láng giềng), dần dần làng được củng cố bằng các quan hệ sở hữu và lợi ích kinh tế, thành một thiết chế xã hội mang tính tự quản, thể hiện qua hương ước, luật tục, nằm trong khuôn khổ các đơn vị hành chính thời phong kiến và xã hội hiện nay.

Có thể nói mỗi làng đều có một tên gọi, một lịch sử, một số phận, một phẩm chất và “tâm hồn” riêng. Trong bước ngoặt công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, làng và văn hoá làng chưa phải đã mất đi cốt cách, tính năng động và sức mạnh tiềm ẩn của nó. Làng và văn hoá làng vẫn là “ngã ba đường” của bước chuyển biến của đất nước và dân tộc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Văn hoá gia đình, gia tộc và dòng họ

Văn hoá gia đình, gia tộc và dòng họ
Dòng họ là các loại hình văn hóa cộng đồng huyết thống

Gia đình, gia tộc, dòng họ là các loại hình văn hóa cộng đồng huyết thống, một kiểu tập hợp, liên kết sớm nhất của con người. Tương ứng với cộng đồng này từ lâu đã hình thành các dạng thức văn hoá đặc thù, mà người xưa thường gọi là gia phong. Gia phong là “nếp nhà”, như vậy, tuỳ theo mỗi địa phương, mỗi tộc người, thậm chí truyền thống mỗi gia đình có những sắc thái riêng về gia phong, thể hiện qua cách tổ chức gia đình (phụ hệ hay mẫu hệ), nghề nghiệp, học vấn, quan hệ và chuẩn mực ứng xử, cách thức giáo dục… Các cụ xưa đã xây dựng nền nếp gia phong trên các phương diện, như gia pháp, gia huấn, gia giáo, gia trị, gia dưỡng …

Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng

Bản thân các tôn giáo tín ngưỡng đã là các loại hình văn hóa đặc thù, đấy là chưa kể, trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi tôn giáo tín ngưỡng bao giờ cũng sản sinh, tích hợp trong nó những hiện tượng, những sinh hoạt văn hoá nghệ thuật.

Văn hoá tôn giáo tín ngưỡng thường biểu hiện qua hàng loạt yếu tố văn hoá vật thể, như các công trình kiến trúc nhà thờ đạo Kitô, chùa Phật giáo, thánh thất đạo Cao Đài, thánh đường Hồi giáo, các dạng đình, đền, am, miếu; các hình thức trang trí kiến trúc, tranh thờ, tượng thờ, các đồ thờ phù hợp với từng loại tôn giáo tín ngưỡng, các loại trang phục, lễ phục phù hợp với các hình thức nghi lễ tôn giáo tín ngưỡng…

Văn hoá nghề nghiệp

Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm hơn 80% thành phần cư dân, tuy nhiên, trong môi trường nông thôn và đô thị, thành phần nông dân, nhìn từ góc độ nghề nghiệp cũng không thuần nhất. Bên cạnh những người chuyên nông nghiệp vẫn có những người làm các nghề khác, mỗi nghề tạo nên một loại cộng đồng riêng, như thủ công nghiệp, đánh cá, buôn bán hay kết hợp nông nghiệp với các nghề phi nông nghiệp kể trên. Do vậy, các loại hình văn hóa cộng đồng làm nghề thủ công, đánh bắt cá và buôn bán cũng có những sắc thái riêng, mà chúng tôi gọi đó là văn hoá nghề nghiệp.

Văn hoá cá nhân

Văn hoá cá nhân
Khả năng tiếp nhận văn hoá của cộng đồng

Có thể bạn muốn xem thêm:

Xét về bản chất, văn hoá bao giờ cũng là và thuộc về một cộng đồng nhất định, vậy thì sao người ta lại nói đến văn hoá cá nhân? Theo chúng tôi, có thể hiểu các loại hình văn hóa cá nhân như là một dạng thức của văn hoá, mà theo đó, mỗi cá nhân, tuỳ thuộc vào môi trường gia đình, cộng đồng cũng như thể chất, trình độ giáo dục mà cá nhân ấy thể hiện khả năng tiếp nhận văn hoá của cộng đồng mà họ là thành viên.

Thông qua kênh trao truyền văn hoá của thế hệ trước, trong cái khung truyền thống gia đình, dòng họ, làng xã, nhà trường…, cũng như sự thể hiện nền văn hoá đó thông qua các hoạt động, hành vi, ứng xử, bản sắc, tâm tính… của mỗi con người, khiến họ có nét đặc thù phân biệt với con người khác.

Văn hoá vùng lãnh thổ

Văn hoá vùng thuộc dạng thức văn hoá lãnh thổ, mang tính chất liên văn hoá. Văn hoá vùng (hay văn hoá địa phương) là một thực thể văn hoá, hình thành và tồn tại trong một không gian lãnh thổ nhất định, thể hiện qua một tập hợp các đặc trưng văn hoá về cách thức hoạt động sản xuất; về ăn, mặc, ở, đi lại vận chuyển; về cách tổ chức xã hội cổ truyền và giao tiếp cộng đồng; về tín ngưỡng, phong tục và lễ hội; về các sinh hoạt văn hoá nghệ thuật; về vui chơi giải trí; về các sắc thái tâm lí của cư dân…, từ đó có thể phân biệt với các đặc trưng văn hoá của vùng khác.

Những đặc trưng các loại hình văn hóa đó hình thành và định hình trong quá trình lịch sử lâu dài, do cư dân các dân tộc trong vùng thích ứng với cùng một điều kiện môi trường, có sự tương đồng về trình độ phát triển xã hội, đặc biệt là giữa họ có mối quan hệ giao lưu văn hoá mật thiết.

Trên đây là những tổng hợp về các loại hình văn hóa đặc thù tồn tại ở nước ta, những nét văn hóa này đã hình thành và tồn tại rất lâu. Mong rằng những thông tin trên đã mang lại những kiến thức thú vị cho bạn.

XEM NHIỀU NHẤT