Tin tứcTruyền thống tốt đẹp của dân tộc - Nét đẹp cần gìn...

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc – Nét đẹp cần gìn giữ

Chắc chắn bạn đã từng ít nhất một lần nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vậy cụm từ này là gì? Khác gì với hủ tục lạc hậu? Nếu bạn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi trên, tham khảo ngay một số thông tin có trong bài viết. 

Bạn đã hiểu đúng về truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là nền tảng văn hóa, giá trị tinh thần tốt đẹp được xây dựng, duy trì và phát triển trong một thời gian dài. Truyền thống tốt đẹp có thể coi là những kho báu tinh thần được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Việt Nam là đất nước nổi tiếng với nhiều truyền thống tốt đẹp. Về tinh thần, không thể không kể đến truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương thân tương ái, lòng tự tôn dân tộc chống giặc ngoại xâm. 

Về nghệ thuật, những truyền thống tốt đẹp vẫn được duy trì đến tận ngày nay có thể kể đến như các làn điệu dân ca quan họ, chèo, múa rối nước, tuồng,.. Trong khi đó, những truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam như tục cưới hỏi, lễ Tết đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt. 

Bạn có biết truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?
Bạn có biết truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì?

Đâu là truyền thống đáng khen ngợi của dân tộc ta? 

Việt Nam là quốc gia nằm ở vị trí giao thoa của nhiều nền văn hóa thế giới. Việt Nam cũng là cộng đồng đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có nét văn hóa riêng. Với tất cả những điều kiện trên, không khó hiểu khi Việt Nam là một trong những quốc gia có khá nhiều truyền thống tốt đẹp. 

Lòng yêu nước nồng nàn 

Việt Nam tự hào là quốc gia có ngàn năm lịch sử hào hùng. Và xuyên suốt lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước nồng nàn là sợi chỉ đỏ kết nối người Việt. Dân tộc Việt Nam đã trải qua những thời kỳ đen tối, luôn phải đối mặt với mối nguy giặc ngoại xâm. Nhưng trong mọi giai đoạn, dân tộc Việt Nam vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý chí độc lập và lòng tự cường dân tộc. 

Tinh thần nhân ái 

Cũng chính vì thường xuyên phải đương đầu với những khó khăn, thách thức đến từ giặc xâm lăng, nên đoàn kết, tương thân tương ái là một trong những truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt. Tấm lòng nhân ái được thể hiện ở tình cảm với đấng sinh thành, tình anh em ruột thịt, tình làng xóm láng giềng, đồng bào máu mủ.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc sự cần cù, sáng tạo 

Cần cù, siêng năng là phẩm chất đáng quý của người Đông Á nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người Việt luôn nổi tiếng với sự cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, Phẩm chất này được hình thành từ những mất mát đau thương trong quá khứ, yêu cầu người dân phải không ngừng dành dụm, tiết kiệm để đảm bảo duy trì cuộc sống cá nhân. 

Ngày nay, chiến tranh hay những mối lo về thiên tai đã không còn quá đe dọa đến cuộc sống. Tuy nhiên con người Việt Nam vẫn giữ được đức tính cần cù, sáng tạo. Và trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị truyền thống tốt đẹp này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh giữa con người Việt Nam và cộng đồng lao động trên khắp thế giới. 

Tết cổ truyền nét đẹp truyền thống của Việt Nam
Tết cổ truyền nét đẹp truyền thống của Việt Nam

Hiếu học và tôn sư trọng đạo 

Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận không ít những tấm gương sáng về ý chí và tinh thần học hỏi. Nguyễn Hiền bắt đom đóm để vào vỏ trứng để lấy đèn đọc sách thi đỗ Trạng nguyên. Mạc Đĩnh Chi ngày ngày đứng ngoài nghe giảng trở thành người đỗ đầu kỳ thi, tiếng tăm vang sang tận Trung Hoa. 

Ngoài tấm gương hiếu học của tiền nhân, trong xã hội hiện đại, giá trị truyền thống này vẫn được duy trì bởi bao lớp người Việt với suy nghĩ “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Nhân bất học bất tri lý, ấu bất học lão hàn vi”. 

Tầm quan trọng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Ngoài những truyền thống tư tốt đẹp dưới dạng tư tưởng, dân tộc ta còn có khá nhiều phong tục, tập quán ý nghĩa đã trở thành truyền thống. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, những truyền thống này không còn thường xuyên xuất hiện. 

Mặc dù vậy, việc kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc vẫn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu bạn quan tâm đến truyền thống của dân tộc là gì, chắc chắn bạn cần tìm hiểu về lý do tại sao cần kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc.  

Kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp là mục tiêu chiến lược 

Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là mục tiêu được Đảng quan tâm và đầu tư hàng đầu. Ngay trong nghị quyết của Đảng, giá trị văn hóa truyền thống đã được đánh giá là chìa khóa để xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội. 

Giữ gìn truyền thống tốt đẹp để phát triển nhân lực 

Đường lối của Đảng nhấn mạnh vào việc phát triển người lao động Việt Nam để phát huy những truyền thống tốt đẹp lâu đời như chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết, sáng tạo,… Từ đó, có thể xây dựng và đổi mới đất nước.

Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ định hướng tốt cho quá trình phát triển nhân lực. Phát huy những giá trị truyền thống sẽ đào tạo ra đội ngũ lao động vừa có tay nghề, trình độ, vừa có tâm thế, ý thức, trách nhiệm trong công việc. 

Kết nối 54 dân tộc anh em thành khối đại đoàn kết 

Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ là chìa khóa để khơi dậy ý chí, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, những giá trị văn hóa truyền thống sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình phát triển nguồn nhân lực, từ đó phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hiện đại, có thu nhập vượt qua ngưỡng trung bình thấp. 

Cần kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Cần kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Phải làm gì để giữ gìn các truyền thống của dân tộc

Sau khi tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp và những lý do để kế thừa và phát huy truyền thống này, chắc hẳn bạn đang tò mò về cách giữ gìn, duy trì những truyền thống tốt đẹp đó. Và dưới đây là một số phương thức bạn có thể áp dụng để giúp cho những truyền thống văn hóa của Việt Nam không bị mai một theo thời gian. 

Nâng cao nhận thức của người dân về truyền thống dân tộc 

Mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều cần được quán triệt về đường lối, chủ trương kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc của Đảng. Đặc biệt, công tác nâng cao nhận thức này cần phải kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, có tính ứng dụng cao. 

Nhiệm vụ chính của bước nâng cao nhận thức này là khơi dậy tiềm năng nguồn nhân lực của nước ta. Nhiệm vụ này không hề đơn giản, sẽ cần đến sự góp sức của các cơ quan, đơn vị, địa phương và nhiều chủ thể khác. 

Chú trọng giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc 

Giảng dạy về truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ngay trong nhà trường là một trong những cách giữ gìn truyền thống thường gặp nhất. Tuy nhiên, để quá trình giảng dạy hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo là tiêu chí bắt buộc.

Đảm bảo môi trường lý tưởng để phát triển truyền thống dân tộc

Những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ không có tính thực tế nếu không được bồi đắp từ thực tiễn cuộc sống. Và để giữ cho những nét đẹp truyền thống luôn có điều kiện tốt nhất để phát triển, cần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, không có sự xuất hiện của tệ nạn, văn hóa phẩm đồi trụy,…

Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển truyền thống 

Quá trình kế thừa và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được thúc đẩy và phát triển hơn nữa nếu có sự hỗ trợ của các cơ chế, chính sách. Hiện nay, Việt Nam đã có khá nhiều quy định giúp khuyến khích sự phát triển của văn hóa dân gian, bảo tồn truyền thống tốt đẹp. Tuy nhiên những cơ chế, chính sách này vẫn cần phải được hoàn thiện và trở nên chặt chẽ hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội đang đặt ra. 

Trang phục trong đám cưới người Tày
Trang phục trong đám cưới người Tày

Sự khác biệt giữa truyền thống tốt đẹp và hủ tục lạc hậu

Trong một số trường hợp, dù hiểu rõ truyền thống của dân tộc là gì, nhưng bạn vẫn có thể nhầm lẫn những truyền thống này với hủ tục lạc hậu. Nếu bạn cũng đang mắc phải sai lầm trên, dưới đây là một số điểm khác biệt bạn có thể tham khảo. 

Định nghĩa hủ tục và truyền thống tốt đẹp 

Truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc là những phong tục tập quán có giá trị văn hóa, tinh thần,.. lâu đời của một quốc gia, một dân tộc. Và cho đến thời điểm hiện tại, những giá trị này vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt. 

Trong khi đó những hủ tục cũng là phong tục tập quán, nhưng lại không còn giá trị trong cuộc sống hiện đại. Thậm chí những phong tục tập quán này còn lạc hậu, cản trở sự phát triển, cuộc sống tốt đẹp của người dân.

Sự đa dạng về cộng đồng dân tộc dẫn đến việc bên cạnh những giá trị truyền thống, Việt Nam cũng tồn tại khá nhiều hủ tục. Một số dân tộc ít người ở phía Bắc Việt Nam phân định đúng sai bằng lặn nước, tin tưởng tuyệt đối vào thần linh, có các nghi lễ ma chay, cúng bái rườm rà, khiến người nghe không khỏi rùng mình. Một vài trong số đó có thể kể đến như cái chết lành, cái chết dữ, phạt vạ, cầm đồ thuốc độc,…

Làm sao để giải quyết hủ tục 

Khác với truyền thống tốt đẹp cần giữ gìn, hủ tục cần được loại bỏ. Tuy nhiên việc giải quyết hủ tục không chỉ đơn thuần dựa trên hành chính và pháp luật. Bởi thông thường những hủ tục đã duy trì trong vòng nhiều năm thường có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng, ăn sâu vào nhận thức của cộng đồng người. 

Kết luận 

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì và làm sao để duy trì được những truyền thống này, loại bỏ được hủ tục lạc hậu? Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã có được câu trả lời cho riêng mình. Bên cạnh đó, mong rằng những thông tin trong bài viết đã cung cấp những gợi ý hữu ích, giúp bạn có kế hoạch, biện pháp để gìn giữ và duy trì những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. 

XEM NHIỀU NHẤT