Trống cơm mang ý nghĩa đặc biệt gì trong từ điển Tiếng Việt đang là điều được rất nhiều người quan tâm nhất ngay lúc này. Đơn giản và cụ thể hơn, đây được là loại nhạc cụ như thế nào? Có phải là loại nhạc cụ đặc trưng cho bản sắc văn hóa Việt Nam không? Tất cả đều sẽ được hé lộ ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Trống cơm là loại nhạc cụ như thế nào?
Mỗi khi đề cập cũng như tìm hiểu về dân ca Bắc Bộ thì chắc hẳn ai ai cũng sẽ đều nhớ ngay đến một loại nhạc cụ truyền thống quá đỗi thân thuộc và gần gũi mang tên trống cơm.
Có lẽ ít ai biết chính xác được thời điểm xuất hiện của loại nhạc cụ dân tộc này. Tuy nhiên phía sau loại nhạc cụ truyền thống đặc trưng cho bản sắc văn hóa Việt này là cả một câu chuyện rất dài về tấm chân tình sâu sắc và cao thượng của đôi tình nhân trẻ.
Cũng giống với bao loại trống thông thường khác, loại nhạc cụ truyền thống này với thiết kế thân trống mang hình trụ, được chế tác từ gỗ mít, đồng thời hai bên mặt trống đều được bọc bằng tấm da trâu với đường kính ước tính khoảng 15cm.
Sở dĩ, loại nhạc cụ truyền thống mang đậm đặc trưng bản sắc văn hóa Việt này được người đời gọi bằng cái tên trống cơm là vì trước khi sử dụng trống, những người nghệ sĩ thường có thói quen sử dụng cơm nóng đã được nghiền thật nhuyễn, sau đó quết vào mặt trống nhằm mục đích điều chỉnh âm thanh tốt nhất.
Khi cơm dẻo mềm thì âm thanh được đánh giá sẽ vang hơn so với lúc cơm trở nên khô cứng hơn. Tuy nhiên hiện nay ngừng sử dụng cơm trước khi chơi loại nhạc cụ này. Thay vào đó, họ sẽ thiết kế và chế tác nên những loại trống với đa dạng âm vực để sự lựa chọn không còn bị giới hạn như trước đây nữa.
Trống cơm có xuất xứ từ đâu?
Như bạn đã biết, trống cơm đã gắn liền với bản sắc văn hóa Việt từ bao đời nay, đồng thời trở nên quá đỗi thân thuộc và gần gũi qua làn điệu dân ca mang tên “Tình bằng có cái trống cơm”. Ngoài ra, trống cơm cũng còn được con người sử dụng với vai trò là một loại nhạc cụ chính hoặc bè trong tuồng, chèo hoặc nhạc lễ Nam bộ.
Thế nhưng, trên thực tế thì ít có ai biết được chính xác xuất xứ của loại nhạc cụ cổ truyền Việt này là từ đâu. Từ thế kỷ 10, loại nhạc cụ dân tộc này đã xuất hiện ở Việt Nam, cụ thể là vào đời nhà Lý. Trước khi sử dụng trống, người ta thường lấy cơm nếp xoa vào hai mặt của trống để tăng hiệu quả định âm.
Trích dẫn từ An Nam chí lược của tác giả Lê Tắc soạn vào thế kỷ 13 thì loại nhạc cụ cổ truyền Việt trống cơm xuất hiện với hình ảnh là một nhạc khí của Chiêm Thành. Trước khi sử dụng trống thì lấy cơm nghiền ra, sau đó bôi vào hai mặt trống thì âm thanh phát ra sẽ được rõ hơn.
Trống cơm sau đó nhanh chóng đã được du nhập vào Việt Nam. Cũng giống với trống Mridangam ở miền Nam của Ấn độ, trước khi sử dụng trống, họ cũng sẽ bôi lên mặt trống một ít cơm đã được nghiền nát hoặc có thể thay thế bằng một lớp bột mì trộn nhuyễn như miếng bánh để âm thanh phát ra được êm ái hơn.
Cấu tạo của trống cụ thể như thế nào?
Trống cơm được xác định có hai mặt trống hình tròn có kích thước bằng nhau, đường kính ước tính khoảng từ 15 đến 17 cm. Mặt trống thì được bọc bằng da, đường viền thì được buộc bằng một sợi mây hay dây xạ được kéo từ đầu trống này sang đầu trống bên kia nhằm mục đích chỉnh độ căng giữa hai mặt trống hiệu quả hơn.
Tang trống được làm từ gỗ với thiết kế giống như hình ống tròn dài khoảng từ 56 đến 60cm, hai đầu hơi khum lại, đường kính ở tang trống theo quan sát thì đoạn giữa lớn hơn đường kính mặt trống. Tang trống thường sẽ được để mộc hoàn toàn hoặc sơn màu đỏ.
Có loại nhạc cụ truyền thống mang đường viền đóng bằng đinh tre vào tang trống. Người ta thường sẽ trét cơm nóng vào giữa để tăng hiệu quả định âm. Nếu như trét nhiều cơm thì âm thanh phát ra nghe sẽ trầm.
Còn dùng ít cơm thì âm thanh phát ra nghe sẽ cao hơn. Mặt trầm thường được gọi là mặt thổ còn mặt cao thì được gắn với cái tên là mặt kim. Thường loại trống này không được sử dụng thường xuyên hàng ngày mà chỉ như đồ chơi hay dùng cho các buổi biểu diễn trên sân khấu hoặc hội làng.
Trống cơm có âm thanh vang nhưng lại khá mờ và hơi đục và diễn tả tốt vấn đề tình cảm buồn hay vui. Tiếng của nó nghe khá giống với tiếng đàn hồ lớn bật dậy nên có một số buổi biểu diễn sẽ dùng nó để thay thế cho âm thanh của đàn hồ hay khi cần âm trầm thấp.
Nghệ thuật biểu diễn trống cơm có gì đặc sắc độc đáo?
Cũng giống như sáo trúc, đàn bầu,… trống cơm cũng đã góp một phần quan trọng để tạo nên bản sắc cũng như những nét độc đáo trong làng nhạc cụ cổ truyền Việt Nam.
Đôi nét về nhạc cụ cổ truyền Việt Nam
Đã bao lần những âm thanh kỳ diệu được phát ra từ các loại nhạc cụ truyền thống đơn giản ấy đã làm thổn thức biết bao trái tim người Việt đang định cư ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương vô tình được nhân lên gấp bội.
Đã xuất hiện trong làng nhạc cụ cổ truyền Việt từ bao đời, đồng thời còn được sử dụng phổ biến nhất, loại nhạc cụ cổ truyền Việt này đến nay vẫn còn được dùng trong những dịp tế lễ,…. Theo tư liệu cho rằng, nguồn gốc của loại nhạc cụ truyền thống này là từ chữ phạn cổ. Phạn được hiểu theo nghĩa là cơm, cổ mang nghĩa là trống trong tiếng Hán.
Thế nhưng, với quan điểm trong dân gian thì từ quá trình chuẩn bị trước khi sử dụng loại nhạc cụ này, người điều khiển trống thường lấy hai nắm cơm nhỏ đã được nghiền nát, sau đó đắp vào giữa hai mặt trống để tăng hiệu quả định âm. Chính điều này đã xây dựng nên tên gọi chính của loại nhạc cụ truyền thống này.
Nét độc đáo chỉ có trong nghệ thuật biểu diễn trống cơm
Nét độc đáo trong nghệ thuật biểu diễn trống cơm được xác định nằm ở chỗ tùy thuộc vào bộ gõ. Thế nhưng, không cần phải sử dụng dùi trần hay dùi bọc để gõ. Thay vào đó, người điều khiển trống sẽ dùng tay để vỗ lên mặt trống.
Với tính độc đáo và riêng biệt từ thiết kế hình dáng, âm thanh cho đến nghệ thuật biểu diễn, loại nhạc cụ cổ truyền Việt này thật sự đã đóng góp một phần quan trọng vào việc bảo tồn, đồng thời phát triển bản sắc của dân tộc trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật Nước nhà.
Nghệ thuật biểu diễn trống cơm được nhiều người đánh giá cao giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. Thanh âm của loại nhạc cụ này rất hấp dẫn và đặc sắc nhộn nhịp và sinh động nên được nhiều người yêu thích. Cách sử dụng cũng khá dễ dàng chủ yếu là học cách kết hợp tùy theo từng bài nhạc biểu diễn phù hợp nhất.
Khi biểu diễn trống người ra sẽ đeo bằng 1 cái dây đeo quàng qua phần cổ và đặt trống ở ngang trước bụng. Sau đó dùng 2 tay vỗ vào cả 2 bên mặt trống, phần tay trái vỗ vào mặt thổ phát ra âm trầm còn tay phải vỗ vào mặt kim phát ra âm khá cao. Kỹ thuật diễn chính của trống cơm ý như đánh chập tay phải dùng đánh phần mặt kim còn tay trái mặt thổ cùng ngón vê.
Bài dân ca Bắc Bộ trống cơm có gì đặc sắc?
Trước khi tìm hiểu cũng như khám phá về những nét độc đáo, đặc sắc có trong bài dân ca Bắc Bộ trống cơm thì bạn cũng nên dành một chút thời gian để định nghĩa về dân ca Bắc Bộ là gì.
Đôi nét về dân ca Bắc Bộ
Dân ca Bắc Bộ từ lâu đã được đánh giá là một thể loại âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Đến hiện tại vẫn đang rất phát triển trong thị trường âm nhạc. Âm nhạc này có nhiều làn điệu đến từ khắp các miền trong cộng đồng người Việt. Do chính những người dân lao động tự sáng tác dựa theo các phong tục và tập quán riêng của từng miền.
Các làn điệu dân ca đều thể hiện rất rõ một phong cách bình dân, gần gũi với cuộc sống lao động hằng ngày của mọi người. Các dịp biểu diễn dân ca Bắc Bộ thường thường được xác định vào những ngày lễ hội hoặc hát theo làng nghề.
Thường ngày, những bài dân ca Bắc Bộ cũng được nhiều người ngân nga trong giờ lao động nhằm mục đích để động viên, khích lệ tinh thần lẫn nhau. Hay trong tình cảm giữa con người với nhau hay đơn thuần là tình yêu đôi lứa.
Nét độc đáo trong bài dân ca Bắc Bộ trống cơm
Lời bài hát trống cơm được đánh giá mang đầy âm hưởng dân ca Bắc bộ. Bài hát mang một màu sắc cực kỳ tươi mới cho dòng nhạc thiếu nhi thời điểm hiện tại. Người ta tranh cãi về nguồn gốc của bài nhạc này đến từ quan họ Bắc Ninh nhưng cách thể hiện từ ngữ tinh tế, độc đáo lại mang đậm dấu ấn của đồng bào Sông Hồng vì thế nên chắc chắn đây là một bài dân ca Bắc Bộ.
Chính vì vậy, dù đã xuất hiện trên thị trường âm nhạc rất lâu nhưng bài hát trống cơm vẫn được đông đảo các em nhỏ yêu thích. Không chỉ có lời bài hát ý nghĩa mà còn có vô số những điệu múa hay dành riêng cho bài hát này để các “thiên thần nhỏ” tập luyện và trình diễn.
Nội dung bài dân ca Bắc Bộ nổi tiếng “Cái trống cơm”
Bài dân ca Bắc Bộ trống cơm rất nổi tiếng và đã được phổ thành bài hát và được sử dụng rộng rãi. Từ cái trong tiếng Việt để chỉ mối quan hệ về thân tộc với hàm nghĩa chỉ người mẹ. Từ ngữ này được sử dụng với tư cách được sử dụng thường xuyên trong cộng đồng người Việt Nam xưa.
Và cái trống cơm ở đây chính là mẹ của tất cả các loại trống khác nhau để lại cho người nghe âm vang và ấn tượng khá mạnh mẽ. Dần dần mọi người sẽ suy ra được các sự vật khác của các thế giới xung quanh thông qua những điều đặc biệt này và coi nó chính là quy chuẩn hay đại diện để có thể nhìn thấy được tất cả những sự vật khác nhau.
Lời kết
Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ có một cái nhìn tổng quan nhất về nguồn gốc, cấu tạo và các thông tin về nghệ thuật biểu diễn trống cơm . Đây là loại nhạc cụ cổ truyền Việt mang đậm bản sắc văn hóa nghệ thuật dân tộc từ bao đời nay.