Tin tứcTrò chơi ô ăn quan - Nét đẹp truyền thống cần được...

Trò chơi ô ăn quan – Nét đẹp truyền thống cần được gìn giữ

Ô ăn quan là trò chơi dân gian giúp trẻ em rèn luyện khả năng suy nghĩ logic, tính toán nhanh và đoàn kết tập thể. Do đó, người lớn thường tổ chức trò chơi này cho các bé, nhất là những bé mẫu giáo, tiểu học. Dưới đây là những thông tin bổ ích nhất về trò chơi truyền thống này!

Những yêu cầu dành cho người chơi ô ăn quan?

Ô ăn quan còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau ngắn gọn hơn là ăn quan hay ô quan. Dưới đây là những yêu cầu cần thiết khi mọi người chơi trò chơi này:

Bàn chơi ô ăn quan

Bàn chơi ô ăn quan được vẽ trên một mặt phẳng và có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa các quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân. Hơn hết, bàn chơi này được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô nằm đối xứng nhau. Ở 2 cạnh chiều rộng của hình chữ nhật, vẽ 2 ô nửa hình tròn hay hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn 2 ô hình bán nguyệt sẽ được gọi là ô quan.

Quân chơi ô ăn quan

Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá hay hạt của một số loại quả… hoặc được sản xuất công nghiệp từ chất liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quân chơi quan luôn là 2 ở mỗi đầu. Còn dân có số lượng tùy theo luật chơi, phổ biến và hay dùng nhất là 50.

Bố trí quân chơi

Cách bố trí quan được đặt trong 2 ô hình bán nguyệt và cứ mỗi ô sẽ có 1 quân. Dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, thường là 5 quân mỗi ô.

Người chơi

Số lượng người chơi thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật. Những ô vuông bên nào thì chúng sẽ thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó.

Những yêu cầu khi chơi trò chơi truyền thống
Những yêu cầu khi chơi trò chơi truyền thống

Cách vận dụng kỹ thuật khi chơi ô ăn quan 

Tổ chức cho trẻ chơi ô ăn quan cần áp dụng những kỹ thuật sau:

  • Kỹ thuật luyện ngón tay của trẻ và luyện cho trẻ biết đếm đúng 5 quân đặt vào từng ô.
  • Kỹ thuật tư duy, suy luận về toán học của trẻ 5-6 tuổi.
  • Kỹ thuật phán đoán và tính toán các nước đi phù hợp.
  • Giáo dục cho trẻ em tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận và thật thà khi chơi.

Quy luật riêng dành cho những quân cờ trong trò chơi 

Sau đây là quy luật dành riêng cho những quân cờ trong trò chơi thú vị này:

Mục tiêu của trò chơi

Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số Dân quy đổi nhiều hơn đối thủ. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc những thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 Quan sẽ được quy đổi bằng 10 Dân hoặc 5 Dân (cờ).

Cách di chuyển

Người chơi thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hoặc thỏa thuận đã có sẵn từ trước. Người chơi đầu tiên sẽ tiến hành cầm lên 5 quân trong bất kỳ 1 ô vuông nào trong 5 ô ở phía dãy bên mình, rồi rải lần lượt từng quân vào các ô vuông bên cạnh tùy hướng mình đã chọn. Đặc biệt, mỗi ô là 1 quân, bắt đầu ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy vào người chơi. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà bạn sẽ phải xử lý tiếp như sau:

  • Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dải tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.
  • Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô Dân hay ô Quan) rồi đến một ô có chứa quân thì người dải quân sẽ bị mất lượt số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn cược để người chơi tính điểm khi kết thúc. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô không có quân rồi đến một ô có quân nữa thì người đang dải quân có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này… 

Trường hợp đến lượt đi nhưng tất cả những ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có quân Dân nào thì người đó sẽ phải dùng 5 Dân đã ăn được của mình để dải vào mỗi ô 1 Dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu đến lượt chơi không đủ 5 Dân thì phải vay của đối thủ và trả lại khi tính điểm.

Ván chơi kết thúc khi nào?

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ Dân và Quan ở hai ô Quan đã bị trống và ăn hết. Trường hợp hai ô Quan đã bị những người chơi ăn hết nhưng vẫn còn quân Dân thì quân trong những ô vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy;

Tình huống này được gọi là “hết Quan, thu quân, tàn Dân, kéo về” hay “hết Quan, tàn Dân, bán ruộng, thu quân”. Những ô Quan có ít Dân (có số Dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là Quan non. Để cuộc chơi không bị kết thúc quá sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể ra quy định không được ăn Quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt ăn.

Mục tiêu của trò chơi thú vị này là khả năng tư duy nhạy bén
Mục tiêu của trò chơi thú vị này là khả năng tư duy nhạy bén

Quy luật riêng đặc biệt trong trò chơi ô ăn quan

Trường hợp đặc biệt: Khi cả 5 ô thuộc quyền kiểm soát của người chơi. Không còn bất kỳ quân nào nữa mà lại lại đến lượt đi của mình. Thời điểm này, người chơi sẽ dùng 5 trong tổng số quân mình đã ăn được rải đều.

Mỗi ô 1 quân rồi thực hiện việc di chuyển quân như bình thường. Nếu người chơi không có đủ 5 quân thì có thể mượn số quân của đối phương. Hoặc đổi quan ra quân với đối phương ( nếu người chơi có được quan nhưng không đủ số quân). Số quân mượn sẽ được trả lại sau khi tính tổng điểm.

Chơi ô ăn quan ngày càng được nhiều người dạy cho trẻ em
Chơi ô ăn quan ngày càng được nhiều người dạy cho trẻ em

Cách ghi điểm chiến thắng trò chơi ô ăn quan

Trước khi chơi, mỗi người chơi phải vẽ một ô hình chữ nhật, hai đầu có hình bán nguyệt. Ở hình chữ nhật kẻ tiếp một đường dọc chia đôi hình chữ nhật làm hai phần bằng nhau, kẻ tiếp hình chữ nhật thành 5 ô vuông có kích thước bằng nhau.

Hướng dẫn rải các viên sỏi 

Nhặt những viên đá, sỏi nhỏ, hạt cứng làm quân và một viên lớn làm quan. Người chơi ngồi đối diện trước ô quan, sau đó người chơi rải quân đều và các ô. Các ô nhỏ sẽ rải 5 quân, ô quan rải 1 quân to sau đó oẳn tù tì để tìm người thắng chơi trước.

Người chơi được đi trước, sẽ bốc hết số quân trong một ô bên phía mình để đi trước. Nước đi đầu tiên này cần phải tính toán kỹ để không bị “chững” (Khi trắng tay không lấy được quân nào của đối thủ) rải từng quân một lần lượt theo các ô từ trái sang phải hoặc ngược lại tùy ý đồ của người chơi. 

Khi nào giành được chiến thắng trong ván chơi 

Cứ rải như trên khi hết hòn quân của ô nào thì tiếp tục bốc quân ở ô tiếp theo và chỉ dừng lại khi:

  • Nếu có 2 ô liên tục phía trước thì ô được rải quân cuối cùng không có quân (ô trống) để bốc lên hoặc dải tiếp hoặc gặp ô chững thì người chơi phải nhường quyền chơi cho đối phương
  • Nếu ô phía trước ô được dải quân thì những ô cuối cùng có một ô trống nhưng hiện liền kề ô trống đó là ô có quân thì được “ăn” (lấy) những quân đó. Sau đó bốc hết quân ô tiếp theo ô vừa được lấy để dải tiếp cho đến khi “chững” lại hoặc được ăn

Trò chơi ô ăn quan giữa hai hay nhiều người sẽ chính thức kết thúc. Khi ô quan không còn một quân hay quan nào xuất hiện nữa. Những quân còn lại trong các ô vuông sẽ thuộc quyền sở hữu của những bên kiểm soát. Tiếp đến, người chơi mỗi bên sẽ tự đếm số lượng quân mình đã ăn. Quân mình có được, ai nhiều hơn thì chiến thắng sẽ thuộc về người đó.

Cứ luân phiên chơi như thế cho đến khi người chơi ăn hết số quân trong ô hoặc số quân trong ô quan. Người nào ăn được nhiều quân khiến cho đối phương trống ô trước thì đó là người chiến thắng.

Cách ghi điểm trong trò chơi ô ăn quan
Cách ghi điểm trong trò chơi ô ăn quan

Tại sao trò chơi ô quan được lưu truyền đến nay ?

Ô ăn quan là một trong những trò chơi dân gian thu hút và kịch tính. Bởi tính chiến lược và linh động của trò chơi này đem lại. Trò chơi mang đến nhiều điều thú vị khiến những người chơi cảm thấy hứng thú, nhạy bén hơn trong việc tính toán để tìm ra được chiến lược nhắm chiến thắng đối phương. Tuy rằng trò chơi Ô ăn quan xuất hiện khá lâu đời, nhưng kỳ thực nguồn gốc của nó lại nằm cách đất nước Việt Nam ta khá xa, mà cụ thể là châu Phi.

Cách chơi dễ dàng, giản đơn 

Cách chơi khá đơn giản nhưng thú vị, ô ăn quan không chỉ lan truyền đến Việt Nam mà còn đến nhiều đất nước khác. Từ đó, trò chơi này có nhiều biến thể và mang đến nhiều màu sắc văn hoá khác nhau vô cùng thú vị. 

Tuy nhiên điểm chung quy lại là trò chơi dân gian đơn giản này mang cùng một ý nghĩa. Qua đó, giúp cho con người hiểu được sự quan trọng của những hạt giống, mùa màng xa hơn nữa là phải quý trọng thời vụ và nông nghiệp.

Thích hợp để giải lao những lúc rảnh rỗi 

Một trong những trò chơi dân gian Việt Nam, thu hút và đặc sắc thuộc nhóm cờ phải nhắc đến đó chính là trò chơi ô ăn quan. Đây là trò chơi rất thường được nhiều trẻ nhỏ lựa chọn để chơi vào những giờ giải lao hay những lúc rảnh rỗi nghỉ ngơi. 

Với dụng cụ rất đơn giản có thể dùng đá sỏi, hạt cứng hoặc gạch vụn để làm quân và phấn để kẻ ô là những đứa trẻ đã có thể chơi trò chơi này. Cách chơi trò chơi ô ăn quan và luật chơi cũng không quá khó, ai cũng có thể chơi trò chơi này.

Trò chơi ô ăn quan mang đến nhiều ý nghĩa giúp những đứa trẻ phát triển. Có những giây phút vui chơi lành mạnh và tuổi thơ vui vẻ nhất:

  • Tạo niềm vui tiếng cười giải tỏa những thời gian áp lực học tập.
  • Tạo sự gắn kết bạn bè và đồng đội
  • Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn và khả năng tính toán.

Nhờ giúp nâng cao tư duy nên trò chơi được lưu truyền rộng rãi
Nhờ giúp nâng cao tư duy nên trò chơi được lưu truyền rộng rãi

Tổng kết

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển và hiện đại, ngày càng đa dạng các loại công cụ giải trí khác ra đời. Những trò chơi dân gian như ô ăn quan cũng không còn được nhiều người biết đến, nhưng nó vẫn sẽ không bao giờ biến mất trong bản sắc văn hóa Việt.

XEM NHIỀU NHẤT