văn hóa việt namTrình độ văn hóa - Điều gì tạo nên trình độ của...

Trình độ văn hóa – Điều gì tạo nên trình độ của mỗi người?

Nhiều người thường hay nói sự hiểu biết về văn hóa giống với trình độ học vấn (ở đây mang nghĩa dùng để chỉ cấp bậc học tập), tuy nhiên đây là một sự nhầm lẫn vô cùng to lớn. Bởi vì, cụm từ “trình độ văn hóa” có nghĩa lớn hơn rất nhiều và cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa chính xác cho cụm từ trên.

Trình độ văn hóa được định nghĩa như thế nào?

Có thể nói, khái niệm về trình độ văn hóa thuộc về một phạm trù vô cùng lớn, là tổng thể các giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại, cũng như phát triển của mình như: chữ viết, đạo đức, khoa học, văn học, tôn giáo, pháp luật, ngôn ngữ, nghệ thuật, hay những công cụ và các phương thức sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày về vấn đề ăn, mặc, ở.

Trình độ văn hóa được định nghĩa như thế nào?
Định nghĩa sơ lược về trình độ học vấn

Thế nhưng, đa phần mọi người chỉ thường quan tâm đến trình độ học vấn xuất hiện trong những chiếc CV hay trong những tờ giấy sơ yếu lý lịch, cũng như cách nào để điền chính xác mục này.  Đối với cụm từ trên khi xuất hiện trong những chiếc CV hay những tờ sơ yếu lý lịch được hiểu là “trình độ giáo dục” hay “trình độ giáo dục phổ thông”. 

Ở Việt Nam, chương trình giáo dục trình độ văn hóa được chia thành những cấp bậc từ thấp đến cao như sau: bậc mầm non, bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông. Vì vậy, khi hoàn thành chương trình học của mình ở cấp bậc nào, thì có nghĩa là bạn đã được phổ cập chương trình giáo dục của bậc đó.

Ngoài ra, theo như cách đánh giá trình độ văn hóa trên giấy hoặc sơ yếu lý lịch ở một vài nơi, đối với những người đã được đào tạo ở các cấp độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Trình độ có thể được ghi là 12/12 hay 7/12, tùy vào lớp  mà bạn đã theo học.

Vai trò quan trọng trình độ văn hóa trong sơ yếu lí lịch

Mục trình độ văn hóa là một trong những mục không thể thiếu trong các tờ sơ yếu lý lịch. Các mục này đa phần sẽ thể hiện các mức độ đánh giá văn hóa một cách chuẩn xác, đây đều là những thông tin mà bạn cần ghi đầy đủ trong sơ yếu lý lịch. 

Mặc dù, việc viết các bản kê khai trình bày về mức độ văn hóa không có gì xa lạ đối với nhiều người, thế nhưng không phải ai cũng biết cách viết chuẩn xác nhất và hạn chế sai sót nhất có thể. 

Ví dụ: Nhiều người thấy rằng bản thân mình đã tốt nghiệp đại học hay vẫn đang học bậc đại học thì nghĩ rằng trong mục này sẽ điền là Đại học. Thế nhưng, đây lại là một sai lầm vô cùng lớn, bởi, mức độ thể hiện văn hóa chỉ xét dựa trên chương trình học mà một người đã hoàn thành trong hệ thống giáo dục 12 năm ở nước ta. 

Vì vậy, bạn cần phải xem xét thật kỹ lưỡng để tránh những sai sót không đáng có, bạn vẫn có thể ghi thêm chuyên ngành mình hiện đang theo học để nêu rõ chuyên môn của mình. Bên cạnh đó, trình độ thể hiện văn hóa còn có một số ý nghĩa như:

Có trình độ văn hóa giúp bạn tự tin hơn

Không nói quá khi mức độ văn hóa có thể giúp bạn tự tin hơn khi tiến hành chuẩn bị phỏng vấn xin việc ở bất kì một công ty nào. Bởi vì, bản thân trình độ học vấn cũng một phần nào đó thể hiện được năng lực của bạn, giúp bạn tự tin hơn và nhận được những sự công nhận, đánh giá cao của các vị lãnh đạo cũng như mọi người xung quanh.

Dễ dàng thăng tiến hơn với sự hiểu biết về văn hóa cao

Dễ dàng thăng tiến hơn với sự hiểu biết về văn hóa cao
Trình độ văn hoá cao thì dễ thăng tiến trong sự nghiệp

Đa phần những công ty, các doanh nghiệp hay các tập đoàn đa quốc gia đều ưu ái những người có trình độ cao hơn so với những người có trình độ thấp hơn. Phần lớn những người có mức độ văn hóa cao, thường xuyên được đề bạt lên những vị trí cao, nhận được nhiều cơ hội để phát triển bản thân, môi trường làm việc tốt cũng như mức thu nhập vô cùng khủng. 

Trình độ văn hóa là kim chỉ nam của nhiều nhà tuyển dụng

Hầu hết những nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia, thường tìm kiếm những nhân tài tiềm năng thông qua trình độ thể hiện văn hóa. 

Bởi hầu hết họ thường không có quá nhiều thời gian để kiểm tra xem người này xuất sắc ra sao, giỏi như thế nào, vì vậy, đây có thể coi là một trong những cách giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được thời gian và vừa tìm được cho mình một nhân tài phù hợp.

Những thuật ngữ thú vị về sự am hiểu về văn hóa

Bên cạnh trình độ học vấn thì vẫn còn có một số thuật ngữ khác cũng thường xuyên được nhắc đến, nhưng chưa chắc rằng nhiều người có thể hiểu hết được nghĩa của thuật ngữ đó. Sau đây là một số thông tin thú vị về một số thuật ngữ khác, giúp bạn tránh nhầm lẫn trong quá trình điền thông tin sơ yếu lý lịch như:

Trình độ học vấn 

Trình độ học vấn có thể hiểu là cấp độ học vấn mà một người đạt được, bao gồm các bậc giáo dục như sau: bậc mầm non, bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở, bậc trung học phổ thông, bậc trung cấp, bậc cao đẳng, bậc đại học,…còn có trình độ văn hóa

Kiến thức của bản thân.
Trình độ học vấn thể hiện qua các cấp bậc giáo dục

Điều đáng chú ý, là bạn cần phải phân biệt rõ giữa hai khái niệm được đề cập ở trên, bởi trình độ thể hiện văn hóa chỉ bao gồm đến hết hệ giáo dục phổ thông còn đối với trình độ học vấn thì sẽ bao gồm các các chương trình giáo dục bậc cao.

Trong mục trình độ học vấn, bạn cần nêu rõ ràng các thông tin về cơ sở đào tạo, các bằng cấp đã đạt được, các thành tích cũng như giải thưởng có liên quan trực tiếp đến vị trí mà bạn mong muốn ứng tuyển.

Trình độ chuyên môn 

Trình độ chuyên môn nói về khả năng ứng dụng những kiến thức về lý thuyết để giải quyết một vấn đề trong một lĩnh vực nhất định hoặc cụ thể nào đó. Ví dụ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ,… 

Bạn cần phải nêu rõ các thông tin về ngành nghề cùng với đó là cấp bậc chuyên môn cao nhất mà bạn đã đạt được. Ví dụ: sơ cấp nghề điện tử, trung cấp nghề cơ khí, cử nhân ngành luật, thạc sĩ ngành kinh doanh quốc tế, tiến sĩ ngành ngôn ngữ,…

Trình độ văn hóa về ngoại ngữ 

Trình độ ngoại ngữ được hiểu là mức độ khả năng sử dụng một ngôn ngữ của bạn với mục đích nhằm phục vụ cho công việc, đời sống, học tập,… Đối với thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ hóa toàn cầu, việc đẩy mạnh hợp tác và tiến hành quá trình gia nhập vào thị trường quốc tế luôn được chú trọng. 

kiến thức về ngoại ngữ 
Trình độ văn hóa thể hiện qua ngoại ngữ 

Chính vì thế, những ai có khả năng sử dụng thành thạo và thuần thục nhiều ngôn ngữ khác nhau sẽ có cơ hội thăng tiến và phát triển vô cùng lớn. Với những người tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ có thể đưa văn bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận để đối chiếu và xác minh. 

Còn nếu bạn học bồi dưỡng về ngoại ngữ có thể đưa ra các chứng chỉ ngoại ngữ tương ứng. Ví dụ: Đối với tiếng Anh là sẽ có các chứng chỉ như: TOEIC, IELTS, TOEFL,… Với tiếng Trung Quốc sẽ có như: HSK1, HSK2, HSK3,…

Trình độ văn hóa về lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị được định nghĩa là nền tảng của kiến thức, cũng như khả năng ứng dụng các hệ thống kiến thức của chính trị như: những thông tin mang tính của Đảng, hay của các giai cấp,… 

Hiện tại, trình độ lý luận chính trị được phân chia theo ba mức cơ bản sau: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Đa phần là mục trình độ lý luận chính trị không nhất thiết bắt buộc phải ghi trong bản sơ yếu lý lịch, bạn có thể bỏ qua hoặc đánh chéo vào mục này.

Ghi trình độ học vấn có cần xác thực không?

Mục trình độ văn hóa trên hồ sơ làm việc đòi hỏi sự chính xác tương đối là cao và nhiều khi còn cần phải có các bằng chứng nhận để làm căn cứ xác thực. Để giúp bạn có thể tránh phải những nhầm lẫn không đáng có, sau đây là một số những tip hay những quy định chung giúp bạn biết nên ghi gì vào mục này trong hồ sơ xin việc sao cho chính xác nhất, hạn chế những rủi ro không đáng có xuống mức tối đa như:

Ghi trình độ học vấn có cần xác thực không?
Trình độ học vấn giúp cần được ghi rõ
  • Với những người đã được nhận sự giáo dục ở hết các cấp bậc trung học phổ thông, cấp bậc trung cấp, cấp bậc cao đẳng, đại học trở lên thì sẽ ghi ở mục này là 12/12 và sau đó là ghi rõ trình độ chuyên môn mà mình đang theo học.
  • Đối với những trường hợp chỉ nhận được sự giáo dục đến hết bậc trung học cơ sở thì điền ở mục này là 9/12.
  • Còn đối với những trường hợp có sự tiếp nhận giáo dục dang dở ở từng cấp bậc. Ví dụ: Bạn chỉ học đến hết lớp 7 thì trong mục này sẽ điền là 7/12  hoặc nếu học hết lớp 10 thì sẽ điền là 10/12.

Hiểu biết về văn hóa giống hay khác trình độ học vấn?

Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai khái niệm trình độ văn hóa và trình độ học vấn, hoặc cũng không biết hai trình độ này có điểm gì khác biệt. Vì vậy, cùng tìm hiểu đôi nét về hai trình độ này xem sao nhé!

  • Trình độ học vấn được xem như là thước đo chỉ mức độ học tập của từng người khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ở Việt Nam các cấp bậc tiêu chuẩn như: bậc tiểu học, bậc trung học cơ sở, bậc trung học phổ thông, bậc trung cấp, bậc cao đẳng, bậc đại học,… Hay có thể nói là trình độ học vấn là trình độ cao nhất trong học tập mà một người được học và được đào tạo.
  • Trình độ học vấn của một người là quá trình tự người đó tích lũy thông qua các kỹ năng của bản thân, cũng như là cả quá trình giáo dục của người đó kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đa phần những người sau khi hoàn thành xong hẹ giáo dục cơ bản cũng như học xong đại học, cao đẳng, trung cấp đều sẽ được ghi nhận là trình độ 12/12. Tuy nhiên, trình độ của mỗi người là không giống nhau, tất cả đều phụ thuộc vào bản thân của mỗi người.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về trình độ văn hóa, những ảnh hưởng của nó lên quá trình xin việc như thế nào. Mong rằng thông qua bài viết trên bạn sẽ có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích cũng như một số cách giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng và sẽ có được một công việc mong muốn.

XEM NHIỀU NHẤT