Tin tứcTôn giáo là gì & Giá trị con người đến sự thiện...

Tôn giáo là gì & Giá trị con người đến sự thiện lương

Từ lâu, tôn giáo đã được hình thành và du nhập vào các quốc gia với nhiều tín ngưỡng khác nhau. Tính đến nay, các đức tin này dù mang những tên gọi và cách thức hoạt động khác nhau, nhưng đều có tầm ảnh hưởng nhất định đến nhân loại. 

Tôn giáo là gì? 

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Nhưng nhìn chung, tôn giáo được xem là niềm tin về văn hóa, lối sống, đạo đức, lễ nghi của con người đối với thế giới tự nhiên. Trong tôn giáo, các suy nghĩ, tư tưởng, hành vi cũng như hành động của con người.

Các quan điểm này được thể hiện thông qua nhiều hình thức, nhưng chủ yếu qua các kinh sách, khải thị, quan niệm đạo đức liên quan đến con người. Không dừng lại ở niềm tin gắn với thế giới tự nhiên, các đức tin này còn gắn liền  với những quan niệm về thế giới tâm linh hoặc siêu việt, vượt xa tầm hiểu biết thông thường của con người.

Bởi sự phức tạp và hệ thống nghiên cứu đa dạng, phong phú mà trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự đồng thuận tuyệt đối về những thành phần cấu tạo nên một đức tin cụ thể. Nói cách khác, mỗi người khi đến với tôn giáo đều có cách nắm bắt và đưa ra lời giải thích riêng về khái niệm đức tin mà mình hướng đến. 

Để hiểu hết về khái niệm tôn giáo, chúng ta còn phải tìm hiểu sâu hơn những khái niệm liên quan như: tín đồ, nhà tu hành, chức sắc, tín ngưỡng, hoạt động tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng. Trong quá trình hình thành và phát triển, lan truyền trên bình diện thế giới, các đức tin không đơn thuần chỉ chuyển tải niềm tin của con người, mà còn chuyển hóa chúng để tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần.

Các hoạt động về tín ngưỡng, đức tin ảnh hưởng đến con người
Các hoạt động về tín ngưỡng, đức tin ảnh hưởng đến con người

Nguồn gốc ra đời của tôn giáo

Ngay từ khi con người tổ chức những lễ nghi cho người chết như chôn đồ tùy táng từ khoảng 40.000 năm về trước, ý thức về đức tin của con người đã nhen nhóm xuất hiện.

Trong xã hội sơ khai, khi loài người còn đang tồn tại dưới hình thức săn bắt và hái lượm, thuyết linh vật đã trở nên phổ biến với quan niệm rằng, những vật thể xuất hiện trong giới tự nhiên đều tác động đến tư duy và nhận thức của con người. Nhưng trong thời gian này, đời sống đức tin chủ yếu tồn tại trong phạm vi gia đình.

Sang đến thời kỳ trồng trọt và chăn nuôi, nguyên nhân hình thành thế giới được xem là niềm tin thần thánh. Loài người dần công nhận về sự tồn tại của thần thánh cũng như hệ thống văn hóa đạo đức. Chính vì lẽ đó, tôn giáo trong giai đoạn này đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình và gắn với các yếu tố chính trị. 

 Trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, đức tin và tín ngưỡng đã trở thành thể chế xã hội cần thiết cho sự tồn tại ở khắp các châu lục trên thế giới. Thế nhưng, từ khi Cách mạng Công nghiệp bùng nổ và lan rộng với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. 

Ảnh hưởng của đức tin đến nhận thức của con người không còn sâu rộng như trước. Trong cuộc sống thường nhật, sự tân tiến của khoa học cũng dần thay thế cho niềm tin về đức tin, tín ngưỡng. Tuy nhiên, tôn giáo vẫn là thứ có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ với con người tính đến thời điểm hiện tại.

Những tôn giáo tồn tại trên thế giới

Hiện nay, trên thế giới đang tồn tại và xuất hiện khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau cùng tồn tại và hoạt động. Mỗi đức tin đều có tầm ảnh hưởng khác nhau đến đời sống con người. Dưới đây là một tôn giáo trên thế giới.

Kitô giáo

Theo thống kê, Kitô giáo là đức tin có nhiều tín đồ tin theo nhất trên thế giới với khoảng 2,1 tỉ người. Kitô giáo gồm 3 nhánh lớn là công giáo La Mã, chính thống giáo Đông phương và Tin Lành. Tôn giáo này có nguồn gốc ở Trung Đông, xuất phát từ Do Thái giáo.

Hồi giáo

Tôn giáo lớn thứ hai thế giới là Hồi giáo, có 1,5 tỉ tín đồ và đang không ngừng gia tăng về số lượng. Ả Rập là nơi khai sinh ra đạo Hồi. Hiện nay, những người theo Hồi giáo đa số ở Bắc Phi, Trung Đông và một số nước Châu Á

Ấn Độ giáo

tôn giáo có lịch sử tồn tại lâu đời nhất trên thế giới, Ấn Độ giáo được tạo nên từ hệ thống xã hội Ấn Độ qua hàng nghìn năm. Trong 900 triệu người theo Ấn Độ giáo, có khoảng 80% trong số đó là người Ấn Độ, Pakistan và rải rác ở một số nước khác nhau trên thế giới.

Một số tín ngưỡng và đức tin trên thế giới
Một số tín ngưỡng và đức tin trên thế giới

Phật giáo

Với lịch sử hình thành từ Ấn Độ khoảng 500 năm trước Công nguyên, Phật giáo có khoảng 1,2 – 1,6 tỷ tín đồ không chính thức và 365 triệu tín đồ chính thức. Người sáng lập nên Phật giáo là Đức Phật Thích Ca.

Do Thái giáo

Do Thái giáo được biết đến nhiều vì đã tồn tại từ rất lâu đời. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ có khoảng 14 triệu tín đồ trên khắp thế giới tín ngưỡng và  theo đạo Do Thái. 

Những tôn giáo hiện có ở Việt Nam

Tại Việt Nam, việc tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Chính vì vậy, các tín ngưỡng về tôn giáo tại Việt Nam rất đa dạng. Bên cạnh các, một số đức tin phổ biến như Phật giáo, đạo Cao Đài,….

Tại Việt Nam còn chịu nhiều ảnh hưởng của các loại hình tín ngưỡng dân gian. Theo số liệu điều tra của cả nước ta có hơn 13,162 triệu người được xác định tin theo một trong những đức tin được đăng ký chính thức.

Tín ngưỡng dân gian, không theo tôn giáo nào

Người Việt Nam được biết đến nhiều với việc thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, trong tổng dân số của Việt Nam, những người theo Tín ngưỡng dân gian, và không tôn giáo chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 86.32%. 

Tôn giáo là Phật giáo 

Xếp ở vị trí thứ ba là Phật giáo, với khoảng 5,8 triệu tín đồ (chiếm 4.79%). Các tín đồ Phật giáo Hoà Hảo chỉ có 983.079 tín đồ, với khoảng 1.02% trên tổng dân số Việt Nam hiện nay.

Kitô giáo

Theo sau là Kitô giáo với từng nhánh nhỏ là 6,10% tín đồ Công giáo La Mã, 1.00% tín đồ đạo Tin lành. Tỷ lệ người theo Kitô giáo khá cao và được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác.

Kitô giáo có số lượng lớn tín đồ tại Việt Nam
Kitô giáo có số lượng lớn tín đồ tại Việt Nam

Đạo Cao Đài

Mặc dù có nguồn gốc ra đời từ Việt Nam, nhưng đạo Cao Đài có số lượng tín đồ ít hơn khá nhiều so với các đức tin phổ biến khác. Tỷ lệ dân số Việt Nam theo đạo Cao Đài là 0,58%.

Các tôn giáo khác

Ngoài ra, các tôn giáo khác như: Đạo Mẫu, Hồi giáo, Bà-la-môn, Cơ đốc Phục lâm,….. chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu số lượng tín đồ theo tín ngưỡng tại Việt Nam. 

Những quy định của tôn giáo

Tôn giáo không chỉ ảnh hưởng đến đời sống con người, mà còn chịu sự chi phối của các chế độ chính trị khác nhau. Chính vì vậy, ở mỗi quốc gia, các quy định là khác nhau.

Quyền được lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo

Ở Việt Nam, công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một đức tin nào. Để các tín đồ khác nhau tôn trọng lẫn nhau, Nhà nước đã quy định các tôn giáo đều bình đẳng như nhau trước pháp luật. Tuy nhiên, các tín đồ không được lợi dụng quyền tự do này để gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, phá hoại hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước.

Quyền và nghĩa vụ công dân khi theo tôn giáo 

Các chức sắc, nhà tu hành và công dân đều được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, các chức sắc và nhà tu hành có nghĩa vụ giáo dục, chuyển hoá và hướng con người đến những điều thiện lành. Những người đang thi hành án trong trại giam cũng được phép thể hiện niềm tin đối với đức tin mình đã chọn.

Tổ chức các hoạt động tôn giáo

Những địa điểm hoạt động của các tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường hay các đền, miếu,… đều được pháp luật bảo hộ. Các địa điểm này cũng được phép tổ chức các hoạt động tín ngưỡng nhưng không được vi phạm pháp luật.

Quy định mà Nhà nước đặt ra đối với các đức tin
Quy định mà Nhà nước đặt ra đối với các đức tin

Những hành vi bị nghiêm cấm theo tín ngưỡng tôn giáo

Tất cả những hành vi lợi dụng lý do tôn giáo gây kích động, bạo loạn xã hội đều bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật hiện hành. Nhiều người lợi dụng các đức tin để trục lợi cho cá nhân, gây ảnh hưởng cho cộng đồng đều sẽ bị Nhà nước trừng phạt thích đáng. 

Hiểu rõ tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan

Tuy cả hai phạm trù: tôn giáo và mê tín đoan đều tin vào những điều không thể chạm tới, rất mơ hồ, giúp con người điều chỉnh những hành vi và cách cư xử với nhau. Thế nhưng, trái với các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật bảo vệ và thừa nhận, các hoạt động liên quan đến mê tín dị đoan luôn bị xã hội bài trừ, phản đối.

Ngoài ra, mục đích của các đức tin là hoàn thiện nhân cách con người. Còn mê tín dị đoan chỉ làm con người mù quáng vào những điều không thực tế, không biết cách thay đổi để trở nên tốt đẹp hơn.

Bên cạnh đó, khi hoạt động tín ngưỡng,, các cơ sở thường được đặt cố định và được công nhận để thờ tự riêng. Ngược lại, những người hành nghề mê tín dị đoan thường lợi dụng không gian của các nơi thờ tự tín ngưỡng dân gian để hành nghề. 

Không chỉ vậy, các đức tin giúp con người khai trí, mở tâm, giúp con người sống lương thiện và cống hiến cho xã hội. Đi ngược hoàn toàn với lẽ sống tốt đẹp đó là mê tín dị đoan. Hoạt động này khiến con người hao tốn tiền của, đôi khi tổn hại cả sức khoẻ tinh thần của bản thân và gia đình. 

Nói tóm lại, tôn giáo ra đời với mục đích chính là hướng con người đi sâu vào bên trong, cảm hoá con người và nâng đỡ con người trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. Còn mê tín dị đoan lại khiến con người mụ mị, tin vào những lề thói đi ngược với mục đích sống tốt đẹp của con người.

Sự khác biệt tôn giáo với mê tín dị đoan
Sự khác biệt tôn giáo với mê tín dị đoan

Kết luận

Tôn giáo là gì? Đã được giải thích và phổ cập kiến thức trong bài viết trên. Dù tự mình lựa chọn hay có duyên đến với bất kỳ tín ngưỡng hay đức tin này nào, chúng ta cũng nên hiểu và tôn trọng những tôn giáo khác, để xã hội luôn vận động và phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

XEM NHIỀU NHẤT