Di sản văn hóaMúa sạp – nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây...

Múa sạp – nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc

Trong các hoạt động văn hóa bản địa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc nổi bật nhất phải kể đến múa sạp. Việt Nam có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang một màu sắc, đa dạng văn hóa khác nhau. Tây Bắc là một trong những vùng đất mang nhiều nét đẹp văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Nhảy sạp xuất hiện rất nhiều trong các hoạt động cộng đồng nơi đây.

Giới thiệu loại hình giải trí văn hóa múa sạp

Không chỉ thu hút khách du lịch với phong cảnh núi non hùng vĩ, những cánh đồng bậc thang thơ mộng hay những ngôi nhà sàn độc đáo. Tây Bắc còn là điểm khám phá văn hóa dân gian, lịch sử hấp dẫn. Trải qua nhiều thế hệ, những hoạt động văn hóa vẫn luôn được bảo tồn và phát huy đúng giá trị vốn có.

Múa sạp (còn còn được gọi là nhảy sạp) là điệu múa, điệu nhảy trên những thanh tre. Trước kia, nhảy sạp chủ yếu xuất hiện trong các dịp lễ hội, tết cổ truyền, các dịp vui của người đồng bào. Nhiều năm trở lại đây, hoạt động này được phát triển rộng rãi hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt ở các vùng phát triển du lịch. Các du khách đến đây sẽ được tự mình trải nghiệm hoạt động đặc sắc này.

Múa sạp là hoạt động văn hóa cộng đồng đặc trưng của Tây Bắc
Múa sạp là hoạt động văn hóa cộng đồng đặc trưng của Tây Bắc

Múa sạp bắt nguồn từ dân tộc nào?

Nhảy sạp xuất hiện nhiều nơi ở Tây Bắc. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, múa sạp có nguồn gốc từ dân tộc Mường. Tuy nhiên, số khác cho thấy, điệu múa đặc sắc này cũng đã xuất hiện rất lâu đời ở dân tộc người Khơ Mú cũng như người Thái. Đến nay, chưa có một tài liệu nào khẳng định chắc chắn nguồn gốc của nhảy sạp.

Có thể nói sự hình thành và phát triển của nhảy sạp gắn liền với sự phát triển của ba dân tộc Mường, Thái và Khơ Mú

Dù bắt nguồn từ dân tộc nào, thời điểm nào cũng không thể phủ nhận sức hút mạnh mẽ của điệu nhảy dân tộc này. Hiện nay, vũ điệu này đã lan tỏa đến nhiều nơi khác nhau không chỉ ở Tây Bắc. Trong các hoạt động mang tính dân gian, người Kinh cũng “mượn” các điệu múa cổ truyền này để trình diễn.

Ý nghĩa của điệu nhảy múa sạp

Nếu có cơ hội đến với Tây Bắc, đừng quên trải nghiệm hoạt động múa sạp tại chính vùng đất nó ra đời. Nhảy sạp là hoạt động rất sôi động, có sự tham gia đồng thời của rất nhiều người.

Là điệu múa đặc trưng của dân tộc, mang đến nhiều âm hưởng vui nhộn. Nhảy sạp không chỉ mang đậm bản sắc đời sống sinh hoạt người Tây Bắc mà còn thể hiện được cốt cách, tâm hồn và tình cảm của những người con nơi đây. Nhảy sạp cũng là hoạt động tiêu biểu giúp gắn kết cộng đồng người Tây Bắc và cộng đồng các dân tộc khác nhau.

Ý nghĩa nhảy sạp trong đời sống tinh thần cộng đồng 

Trước kia, vào các dịp đặc biệt như sinh hoạt cộng đồng, gặp mặt, giao lưu hay lễ hội những chàng trai cô gái với những trang phục dân tộc truyền thống. Họ kết hợp uyển chuyển với nhau, hòa theo tiếng nhạc tạo nên những vũ điệu nhộn nhịp và nhiều màu sắc.

Trong tiếng thanh tre, tiếng nhạc nhảy, tiếng chiêng trống rộn ràng. Múa sạp là hoạt động gắn liền với cuộc sống của người dân vùng núi. Xuất hiện trong cả các dịp cầu mùa bội thu, cầu mưa gió thuận lợi. Với bức tranh sống động từ màu sắc đến âm thanh, mọi người còn cầu cho một năm mới no đủ, suôn sẻ và hạnh phúc hơn.

Mang đến trải nghiệm thú vị cho khách du lịch 

Ngày nay múa sạp phổ biến rộng rãi hơn, được tổ chức thường xuyên hơn, khách du lịch có nhiều cơ hội để trải nghiệm. Người xung quanh rất dễ bị cuốn hút, thậm chí tham gia rất say sưa và hào hứng. Khách đến đây sẽ hiểu hơn về các hoạt động giải trí, văn hóa tinh thần của người dân vùng núi. Tuy có thiếu thốn về vật chất, nhưng đời sống tinh thân luôn phong phú và phấn khởi. 

Múa sạp thể hiện được đời sống tình thần phong phú của đồng bào
Múa sạp thể hiện được đời sống tình thần phong phú của đồng bào

Múa – nhảy sạp cần dụng cụ gì?

Khởi nguồn của múa sạp bắt nguồn từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày gắn liền với các công việc của bà con. Nên dụng cụ cần có để tổ chức một buổi nhảy sạp cũng vô cùng thân thuộc. Tre là dụng cụ được sử dụng nhiều nhất góp phần tạo nên sự sôi động. Nhiều nơi còn gọi đây là “Vũ điệu của các thanh tre”

Dụng cụ cần có khi múa sạp

Sạp – dụng cụ không thể thiếu trong mỗi dịp tổ chức nhảy sạp. Sạp được chia thành 2 loại, sạp chính và sạp con. Sạp chính sẽ được chọn lựa từ những cây tre chắc chắn, dài và lớn. Sạp con được chuẩn bị theo từng cặp, chọn những cây nhỏ hơn. Kích thước của các loại sạp không cố định, tùy thuộc quy mô tổ chức múa sạp ( thông thường dài từ 3-4m).

Nhảy sạp diễn ra như thế nào?

Để bắt đầu múa sạp hai sạp chính sẽ được để song song cách nhau một khoảng nhất định (phụ thuộc chiều dài của sạp con). Các cặp sạp con sẽ được đặt song song nhau, vuông góc với sạp chính. Hai đầu sạp con sẽ gác vuông góc với sạp chính, mỗi sạp sẽ cách nhau khoảng chừng một gang tay.

Người ngồi hai bên dọc theo sạp chính sẽ cầm sạp con gõ theo nhịp 4/4. 4 nhịp gồm 3 lần gõ sạp con lên lên sạp chính và 1 lần 2 sạp con gõ vào nhau. Vừa gõ vừa hát, tạo âm thanh vui nhộn và cuốn hút.

Múa sạp sẽ múa theo đôi, đôi nam nữ, đôi nam hoặc đôi nữ nối tiếp nhau. Nhảy sạp phải theo nhịp, uyển chuyển để không giẫm lên sạp. Đội đảm nhận nhiệm vụ gõ sạp cũng phải chọn lựa cẩn thận, thật khéo léo và kết hợp ăn ý với nhau. Các nhịp gõ phải đều, đủ lực, âm thanh được tạo ra từ các lần gõ to và khỏe khoắn.

Khi vào bài múa, mỗi dân tộc sẽ có sự kết hợp âm nhạc khác nhau. Với dân tộc Thái, khi nhảy sạp sẽ hát những bài dân ca đệm theo. Trong khi đó người Mường họ lại nhảy sạp với bộ gõ như cồng chiêng, trống. Với tiết tấu nhanh nhẹn và động tác khỏe khoắn. Đối với người Kinh khi tổ chức múa sạp sẽ rất quen thuộc với giai điệu như “Sol Sol Sol Do Sol, Sol Sol Sol Do Re…”

Nhảy sạp sẽ được trình diễn theo từng cặp đôi
Nhảy sạp sẽ được trình diễn theo từng cặp đôi

Đặc điểm khiến múa sạp nổi bật

Không quy định cụ thể số lượng người tham gia cũng như số lượng người đập sạp, bởi càng đông càng vui. Năm 2019 tại Lễ hội Ẩm thực Tây Bắc tổ chức tại Sapa, màn nhảy sạp đã đạt kỷ lục Việt Nam với hơn 10.000 người tham gia múa và 600 người đập sạp. Một hoạt động mang tính cộng đồng và gắn kết cao.

Bắt nguồn từ cuộc sống rất đỗi bình thường, đến nay múa sạp đã và đang được phát triển trở thành  nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào Tây Bắc. Là món ăn tinh thần đặc sắc, hoạt động này được tổ chức thường xuyên như một cách để quảng bá hình ảnh, văn hóa của đồng bào các dân tộc.

Không chỉ là những vũ đạo uyển chuyển, vui nhộn múa sạp còn gửi gắm thông điệp về sự gắn bó, đoàn kết giữa bản làng nói riêng và cộng đồng 54 các dân tộc nói chung. Ngày nay, nhảy sạp trở nên thu hút với khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Nhảy sạp góp phần thêm gắn kết cộng đồng
Nhảy sạp góp phần thêm gắn kết cộng đồng

Tại sao nên lưu giữ văn hóa múa nhảy sạp?

Cùng với các phong tục truyền thống, các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian, múa sạp cũng được công nhận là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Chỉ cần nhắc đến sạp ngay lập tức sẽ hình dung hình ảnh tươi vui, rộn ràng. Hình ảnh những điệu múa sạp điệu nhảy nhịp nhàng, cùng những nụ cười tươi, phấn khởi.

Nhảy sạp góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa đa dạng, độc đáo của cộng đồng Tây Bắc cũng như văn hóa Việt Nam. Vẽ nên nét đẹp văn hóa tinh thần tươi sáng, đầy màu sắc. Múa sạp cũng có công rất lớn trong công cuộc xây dựng hình ảnh và quảng bá hình ảnh du lịch Tây Bắc. Giúp phát triển du lịch đẹp và bền vững, đồng thời cải thiện chất lượng sống tốt hơn cho người dân nơi đây.

Kết luận 

Không chỉ là những hình ảnh người dân cần cù lao động, giờ đây họ cũng tìm được những niềm vui rất đỗi bình thường nhưng tràn đầy ý nghĩa. Đó cũng lý do vì sao múa sạp nên được lưu giữ, truyền bá và phát triển nhiều hơn nữa.

XEM NHIỀU NHẤT