văn hóa việt namMúa lân và những điều thú vị xung quanh mà bạn chưa...

Múa lân và những điều thú vị xung quanh mà bạn chưa biết

Múa lân, một bộ môn nghệ thuật múa dân gian đã quen thuộc với người dân Việt Nam trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Theo như quan niệm dân gian thì những giai điệu múa lân sẽ mang lại nhiều may mắn và thành công trong năm mới. Vậy bạn đã biết những gì về môn nghệ thuật này? Hãy cùng tìm hiểu ngay nguồn gốc, ý nghĩa và nhiều điểm thú vị khác trong bài viết sau.

Múa lân là gì?

Múa lân là hoạt động phổ biến và được biểu diễn nhiều nhất vào những ngày đầu xuân năm mới tại Việt Nam. Người miền Nam sẽ quen với cách gọi là múa lân, trong khi đó người miền Bắc sẽ thường gọi là múa sư tử.

Vào những ngày này, tất cả mọi địa phương sẽ có một đoàn múa sư tử được mời về biểu diễn. Đây cũng chính là môn nghệ thuật đường phố dân gian mà được nhiều người yêu thích.

Trên thực tế, múa lân sư tử có nguồn gốc xuất phát là từ Trung Quốc và được tổ chức diễn chủ yếu là vào những ngày tết Nguyên Đán và tết Trung Thu. Tại Việt Nam, múa sư tử còn xuất hiện và biểu diễn tại những ngày vui mừng, lễ hội, đám cưới… Đặc biệt là gắn với phong tục xông đất – trả lộc đầu năm của người Việt Nam ta từ xưa tới nay.

Nhắc đến những màn múa lân là nói đến niềm vui và hạnh phúc. Bởi lẽ, ba con thú khi múa sư tử chính là biểu tượng cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, hanh thông và phát đạt trong cuộc sống. Tùy vào không khí của nơi biểu diễn mà những đoàn múa sẽ biểu diễn những bài phù hợp và có thể kết hợp thêm múa sư tử với sư hoặc với rồng…

Một yếu tố vô cùng quan trọng khác tạo nên không khí của buổi múa chính là tiếng trống đánh dồn dập và hình ảnh ông Địa, đại diện cho tình cảm giữa con người và loài vật. Nếu thiếu hai điều này thì một bài sẽ không còn hấp dẫn và mang những ý nghĩa đẹp như ban đầu.

Tổng quan về múa lân
Tổng quan về múa lân

Nguồn gốc phong tục múa lân ra đời như thế nào?

Múa lân xuất hiện từ rất lâu về trước cùng với những câu chuyện dân gian tại Trung Quốc. Có rất nhiều câu chuyện dân gian bàn về hình thức múa sư tử này nhưng được mọi người công nhận và biết đến thông qua câu chuyện truyền thuyết về người dân ven biển Trung Quốc. 

Truyền thuyết kể rằng, tại miền nam Trung Quốc đã xuất hiện một con vật kỳ thú với đầu to, mắt lồi, sừng nhọn và miệng to có tên gọi là Kỳ Lân đã đến và quấy phá dân làng. Kỳ Lân không chỉ làm đảo ngược cuộc sống của người dân mà còn ăn thịt hết đàn gia súc. Cho đến một hôm, một ông lão xuất hiện và bày mưu cho dân làng để giải quyết chống lại quái thú.

Để tiêu diệt được con quái thú này thì mọi người trong làng đã làm tượng con quái thú bằng giấy và trét bột màu vẽ lên sao trông thật dữ tợn. Nếu con quái thú xuất hiện thì người dân chỉ cần đem khung hình làm giả kia đem ra nhảy múa cùng với tiếng chiêng, trống khiến con quái thú bỏ chạy mất.

Kết thúc của câu chuyện này chính là người dân phát hiện ông lão kia chính là Bồ Tát đã ra tay giúp đỡ. Từ đó, mỗi ngày lễ lớn hàng năm hay những sự kiện đặc biệt thì mọi người đều tổ chức múa lân để cầu mong đem lại may mắn và thành công. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề với nền văn hóa Trung Quốc. 

Ý nghĩa của múa sư tử (lân) 

Mặc dù Việt Nam xuất hiện do sự ảnh hưởng của Trung Quốc nhưng những màn biểu diễn và ý nghĩa của môn nghệ thuật múa này ở nhiều quốc gia lại khác nhau. Một số ý nghĩa chung của múa lân tại nhiều quốc gia như cầu mong ước bình an, thành công và phát đạt trong sự nghiệp, cuộc sống, hạnh phúc và thật nhiều may mắn…

Bên cạnh đó, hình tượng ông Địa xuất hiện luôn phe phẩy quạt cười bên đoàn lân cũng có vô số những điểm đặc biệt. Theo truyền thuyết, ông Địa chính là người thuần phục con Lân và mang lại thật nhiều phước lành cho tất cả mọi người.

Số lượng Lân biểu diễn cũng là một điểm vô cùng quan trọng mà chắc chắn bạn cần phải biết. Có phải bạn luôn thắc mắc khi tại sao ở các sự kiện, lễ hội thì số lượng lân lại không giống nhau? Một số ý nghĩa về số lượng lân như sau:

  • Song Hỷ là hai lân.
  • Tú Hỷ là bốn lân.
  • Năm Lân là ngũ hành.
  • Bảy lân là cầu vồng cho bảy màu sắc.
  • Chín lân là đại diện cho nhiều sự thiêng liêng và tốt đẹp.

Trên đây là một số ý nghĩa phổ biến và chung nhất về nghệ thuật múa lân biểu diễn. Ở mỗi quốc gia thì những ý nghĩa này sẽ có sự thay đổi không đáng kể sao cho phù hợp với văn hóa mỗi nước nhất.

Ý nghĩa của múa lân đối với người Việt Nam ta
Ý nghĩa của múa lân đối với người Việt Nam ta

Thường múa lân vào các dịp nào?

Tại Việt Nam, múa sư tử xuất hiện nhiều nhất và được lặp lại qua những năm vào các dịp như lễ tết, những sự kiện, lễ hội của nhà nước và doanh nghiệp, lễ cưới, tết trung thu… Một số trường hợp thì múa sư tử như là một cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của gia chủ đối với thực khách. 

Ngày nay, những màn múa sư tử không còn khiến cho con người ta hứng thú như trước. Mỗi năm thì những lần có thể xem múa sư tử không nhiều. Chính vì vậy mà chúng ta nên biết thưởng thức bầu không khí náo nhiệt và tưng bừng của buổi biểu diễn múa sư tử vào những dịp tổ chức.

Trình diễn múa lân – Kết hợp giữa biểu diễn và võ thuật

Một buổi biểu diễn sư tử được đánh giá là thành công thì cần phải dựa vào sự yêu thích của khán giả và những kỹ thuật mà đoàn diễn thể hiện. Đặc biệt với lối biểu diễn múa sư tử tại Trung Quốc thì có quan hệ khá mật thiết với kungfu hoặc võ thuật.

Những người được lựa chọn đi múa sư tử thường sẽ là những chàng trai khỏe mạnh, dẻo dai và được ưu tiên khi là thành viên biết võ hoặc là thành viên của những hoạt động văn nghệ, võ thuật tại địa phương.

Sự khác biệt giữa cách múa lân của các quốc gia

Tùy thuộc vào mỗi quốc gia tổ chức,  múa sư tử sẽ được cách điệu và biểu diễn vào những thời điểm khác nhau. Tìm hiểu về những ngày tổ chức mùa sư tử tại nhiều quốc gia dưới đây.

Biểu diễn múa lân tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, những màn múa sư tử còn được chia thành hai loại là múa sư tử Bắc Trung Quốc và sư tử Nam Trung Quốc. Đối với màn biểu diễn múa sư tử Bắc Trung Quốc thì sẽ thực hiện những pha nhào lộn nguy hiểm và cần phải giữ thăng bằng. Những hành động này đều có sự giám sát và được thực hiện bởi nhiều người có kinh nghiệm và giấy phép hoạt động.

Đối với múa sư tử Nam Trung Quốc thì sẽ mang đến nhiều buổi biểu diễn vô cùng hấp dẫn và thú vị. Tại nơi này, những con lân chỉ mang một cặp sừng duy nhất vô cùng dễ phân biệt. Đây là một con kỳ lân mang đặc điểm có liên quan đến Nian, một con quái vật có trong thần thoại.

Biểu diễn múa lân sư rồng tại Việt Nam

Những buổi biểu diễn sư tử tại Việt Nam thì thường được tổ chức cùng những võ sĩ nhào lộn.  Tại Việt Nam, người ta múa sư tử thường cùng với phong tục xông đất – trả lộc đầu năm với mong muốn một năm mới an khang, thịnh vượng, nhiều may mắn sẽ đến với gia chủ. Những đội múa sư tử thường sẽ đến từng gia đình để chúc vui.

Bên cạnh đó, mọi người có vẻ dồn nhiều sự chú ý buổi biểu diễn vào ông Địa, nhân vật tai to, bụng mỡ được cho là đại diện về sự kết nối giữa con người và loài vật.  Khi vào từng nhà, ông địa phải vái chào người già, người lớn tuổi trong gia đình và khiến trẻ con vui đùa trong năm mới bằng những hành động của mình.

Buổi biểu diễn múa lân đặc sắc ở Việt Nam
Buổi biểu diễn múa lân đặc sắc ở Việt Nam

Biểu diễn múa tại Nhật Bản

Nghệ thuật múa lân xuất hiện tại Nhật Bản do sự du nhập từ Trung Quốc vào thời nhà Đường. Đây cũng được coi là một bộ môn nghệ thuật trong văn hóa người Nhật nhưng về cách biểu diễn và trang phục có nhiều điểm khác biệt so với múa sư tử ở Trung Quốc.

Đặc điểm trong phong cách múa sư tử tại Nhật Bản chính là phần đầu sư tử được thiết kế bằng sơn mài hoặc gỗ. Phần thân dưới được thiết kế khá đơn giản khi chỉ gồm có mảnh vải nhuộm màu cho cả trang phục nữ. Điệu nhảy đầu tiên của văn hóa múa lân tại Nhật Bản được thực hiện biểu diễn ngay trong ngày lễ của Đức Phật.

Biểu diễn múa lân tại Triều Tiên

Khác với những ý nghĩa mang lại may mắn, thịnh vượng thì múa sư tử tại Triều Tiên lại chú trọng vào việc coi đây là nghi thức trừ tà vào đầu xuân năm mới. Những đầu chú sư tử tại Triều Tiên khá lớn cùng khuôn mặt hài hước. Trong buổi biểu diễn chính thức sẽ còn có những người diễn đeo mặt nạ khác và nếu mắt của họ có màu vàng thì đây chính là cách xua đuổi đi những linh hồn xấu, tiêu cực vào năm mới.

Một buổi múa lân tại Triều Tiên
Một buổi múa lân tại Triều Tiên

Biểu diễn tại Tây Tạng

Múa lân cũng là một trong những hoạt động mà người dân Tây Tạng vô cùng thích thú và có nhiều nét đặc trưng riêng của khu vực này. Đầu sư tử dành cho những buổi biểu diễn sư tử tại nơi này sẽ phủ hầu hết bộ lông màu trắng. Râu của bộ đầu sư tử sẽ có bờm xanh hoặc rìa xanh.

Biểu diễn múa lân tại Indonesia

Tại Indonesia, múa lân còn có một cách gọi khác chính là bangrosai và có những cách múa vô cùng đặc trưng và khác so nhiều địa phương khác. Những màn diễn tại Indonesia được thực hiện nhiều nhất vào dịp tết Nguyên Đán. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn không ngừng học tập và sáng tạo ra thêm một số hình thức múa khác khi biểu diễn. 

Những hình thức múa lân phổ biến ở Indonesia mà các bạn có thể tìm hiểu đến như: Barong Ket atau Barong Keket, Barong Landung, Barong Bangkal, Barong Macan

Hoạt động múa lân ở Indonesia
Hoạt động múa lân ở Indonesia

Tổng kết

Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin mới lạ về những đặc điểm thú vị của buổi biểu diễn múa lân hay còn gọi là múa sư tử. Hãy tiếp tục theo dõi để cập nhật những bài viết tiếp theo trong vòng mấy phút nữa.

XEM NHIỀU NHẤT