văn hóa việt namLễ hội đền Hùng - Nét văn hóa Việt đẹp đến muôn...

Lễ hội đền Hùng – Nét văn hóa Việt đẹp đến muôn đời

Lễ hội đền Hùng bắt nguồn từ khi nào? Chắc bạn vẫn hay nghe về câu chuyện của những vị Vua Hùng, qua sách vở cũng có thể qua lời kể dân gian. Những vị tổ tiên ấy không những xây dựng đời sống nhân dân ấm no thái bình mà còn kiên cường chống giặc dữ ngoại xâm. Nếu là người con đất Việt, bạn nhất định không thể nào quên đi công lao ấy, và ngay sau đây cùng nhau tìm hiểu về lễ hội này nhé!

Lễ hội đền Hùng – Lá rụng về cội, uống nước nhớ nguồn

Ngày lễ lớn giỗ tổ Hùng Vương được diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Lễ hội được bắt tay vào chuẩn bị trong 2 ngày trước lễ chính thức diễn ra (cụ thể là ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch) các chuỗi hoạt động trong lễ hội tiếp tục diễn ra cho đến ngày 11. 

Lễ hội đền Hùng - Lá rụng về cội, uống nước nhớ nguồn
Lễ hội hằng năm ai ai cũng nhớ đến ngày mùng 10 tháng 3

Lễ hội đền Hùng bao gồm hai phần chính, gọi là ‘phần lễ’ và ‘phần hội’. Phần lễ sẽ được tổ chức theo tác phong trang trọng, đúng nghi thức, lễ nghĩa, với sự góp mặt tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng, thôn, xã cũng như các cán bộ ở Trung ương về tham dự. Lễ vật dâng lên nghi thức tế lễ bao gồm các đặc sản quen thuộc như bánh chưng, bánh giầy, thịt lợn, thịt bò, thịt dê,… 

Khi tiếng bát âm của nhạc phường cất lên thì cũng là lúc người đại diện (chủ tế) bắt đầu đọc lời nguyện trước ngai thờ, đền thờ các vị vua Hùng. Đầu tiên là báo công trạng, sau là cầu phước đức cho trăm dân thái bình.

Mỗi lần người chủ tế đọc lời tế sẽ có kèm theo một hồi trống và chiêng hiệu chen vào. Sau tiếng trống ngân dài thì đoàn tế sẽ lần lượt tiến về phía trước tiền đường đền thờ để quỳ lạy, hoàn thành rồi lại lùi về sau. Nghi thức diễn ra cho đến khi lời phát nguyện trong sớ được đọc hết toàn bộ. 

Địa điểm tổ chức lễ hội đền Hùng là ở đâu?

Đền Hùng được xây dựng và thờ phụng trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương thuộc thành phố Việt Trì; tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi diễn ra lễ hội trọng đại mang tính chất quốc gia hằng năm, nhằm để suy tôn, tưởng nhớ công ơn các vua Hùng là người đã có công dựng nên nước Nam ta. 

Ðồ tế lễ có mâm cao bày ngũ quả không thể thiếu bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, nhớ ơn vua Hùng dạy dân cách trồng lúa và lao động, gợi nhắc lại truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của dân ta. 

Địa điểm tổ chức lễ hội đền Hùng là ở đâu?
Tham gia lễ hội đền Hùng cũng là cơ hội tìm về với cội nguồn dân tộc thiêng liêng

Phần lễ rước, có nhiều cuộc rước như rước thần, rước kiệu, rước voi… diễn ra tại các làng như Tiên Cương, Phượng Giao, Hy Cương, Cổ Tích… Sau khi tế lễ kết thúc còn có phần múa hát xoan diễn ra ở đền Thượng, hát ca trù ở đền Hạ và loạt trò chơi dân gian hấp dẫn  khác.

Lễ hội đền Hùng không chỉ thu hút khách trong nước đến dự lễ bởi những nét văn hóa sinh hoạt đặc sắc mà còn thu hút cả du khách nước ngoài ghé thăm. Lễ hội đặc sắc ở tính thiêng liêng, lâu bền của một cuộc hành hương tìm về với cội nguồn dân tộc của các thế hệ người đi trước. Ðến với hội, mỗi người chúng ta đều biểu hiện một tinh thần đoàn kết, đùm bọc, tương thân tương ái, tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ đối với quê cha đất tổ và người dân nơi đây. Thờ Vua Hùng đã là một tín ngưỡng chảy trong dòng máu người Việt không cách nào lãng quên được. 

Lễ hội mang trong mình nhiều giá trị nhân văn

Vào ngày lễ này toàn quốc được nghỉ làm, học sinh không cần đi học để hòa cùng không khí hào hùng. Đây được xem là ngày lễ hội chung vui của toàn dân tộc Việt Nam. 

Giỗ tổ Hùng Vương đề cao niềm tự hào tự tôn dân tộc; lễ hội còn nhắc nhở nhân dân  phải hiểu thấu đáo, nằm lòng bản sắc dân tộc ta, ghi nhớ nguồn cội của tổ tiên ta. Lễ hội đền Hùng là một dịp quan trọng để mọi người tìm và tưởng nhớ về công ơn lớn lao vĩ đại của các vua Hùng đã có công dựng; bao phen kiên cường giữ nước chống giặc ngoại xâm, duy trì giống nòi. 

Qua đó giáo dục cho lớp người đi sau một lòng yêu nước, quyết tâm giữ nước trước những kẻ thù lăm le. Còn gì tự hào hơn khi tín ngưỡng thờ Hùng Vương đã trở thành một phần của phong tục, là một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO chính thức công nhận. 

Lễ hội đền Hùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tự hào ghi nhận. Đây là một di sản thiêng liêng, có giá trị tinh thần độc đáo và sẽ ăn sâu bén rễ trong tâm hồn của đồng bào trên mọi miền tổ quốc như hai câu thơ:

‘Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba’

Lưu giữ, truyền bá truyền thống uống nước nhớ nguồn

Lưu giữ, truyền bá truyền thống uống nước nhớ nguồn
Ngày lễ lớn trong năm cần được gìn giữ.

Các hoạt động trong lễ hội đền Hùng tập tổ chức trung quanh Đền Hùng tại thôn Cổ Tích. Đúng ngày mùng 10 tháng 3, tức là rơi vào ngày thứ ba lễ hội này, đây chính là ngày giỗ Tổ Hùng Vương chính thức được công nhận mặc dù ngày ấy không phải là ngày mất thật sự của vị vua Hùng nào.

Những nghi lễ như rước kiệu về Đền Hùng sẽ được bắt đầu tổ chức di chuyển từ núi Nghĩa Lĩnh. Lễ rước kiệu bao gồm đoàn người cầm cờ, lọng, gánh kiệu, hoa, mặc trang phục truyền thống nhiều màu sắc. Lúc này có rất nhiều người tập trung tại đây để chiêm ngưỡng, để nhập đoàn tham gia chuyến rước kiệu lên núi. Lễ rước kiệu sẽ dừng lại ở nhiều ngôi đền khác chạy dọc theo tuyến đường lên núi, mãi cho tới khi đến được đền Hùng nơi đỉnh núi.

Lễ dâng hương là lúc mà mỗi người tham gia sẽ thắp nén hương nhằm tri ân, tỏ lòng biết ơn cũng như cầu mong bình an, phước lành, gửi lời cảm tạ đến thế hệ đi trước,… Đây là một nghĩa cử đẹp đẽ mà thiêng liêng của người Việt trong lễ hội đền Hùng

Những đối tượng nào được phép tham gia lễ hội

Tính đến hiện nay thì bất kỳ ai cũng có thể tham gia lễ hội này. Đây là ngày hội toàn dân cho nên mọi người được tự do đi lễ nhưng phải biết tôn trọng pháp luật và những quy định mà lễ hội đưa ra. 

Tham gia lễ hội đền Hùng cần chú ý điều gì nhất?

Đây là lúc bạn lấy giấy bút ra ghi lại những kinh nghiệm để có một chuyến đi đầy vui vẻ, an toàn, thú vị nhé!

Nên chuẩn bị sẵn những món đồ tối ưu cần thiết

Nên chuẩn bị sẵn những món đồ tối ưu cần thiết
Đi đền Hùng cần có sự chuẩn bị chu đáo từ trước

Trước khi đến dự hội tại Đền Hùng, bạn nên lưu ý chuẩn bị các đồ dùng cá nhân không thể thiếu như: Đi giày thể thao để di chuyển lâu, chuẩn bị sẵn nước uống để tránh khát trong khi leo đền… Đặc biệt, bạn nên mang theo đồ tối ưu, càng ít đồ càng tốt, làm như vậy vừa an toàn vừa đỡ tốn sức mang vác. 

Những điểm đến nên tham quan tại lễ hội Đền Hùng

Đền Hùng là khu di tích tương đối lớn nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì đâu đó khoảng 9km. Đến đây, bạn có thể nào bỏ qua đền Hạ và hãy tham quan nơi ấy trước.

Đền Hạ là nơi hạ sinh trăm trứng của Quốc mẫu Âu Cơ. Để leo được lên các đền, bạn phải có thể lực tốt vì tất cả lối đi đều được xây theo dạng bậc bằng đá. Tiếp đến là đền Trung – là vị trí quan trọng mà các vua Hùng bàn việc nước, trong khi đó đền Thượng thường là nơi tổ chức nghi lễ tế trời, nơi thờ thần lúa…

Những đặc sản ở Phú Thọ

Khi đến với tỉnh Phú Thọ trong dịp lễ hội đền Hùng, bạn không  thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức ẩm thực đặc sản ở đây như: dê Thanh Sơn, cá sông Đà, thịt chua Thanh Sơn… Bên cạnh đó còn có món tằm sắn rang lá chanh cũng được xem là món nên thử một lần trong đời khi đến đây. 

Kết luận

Lễ hội đền Hùng là nét đẹp thuộc về bản sắc, mang ý nghĩa cao cả trong lịch sử nước nhà, từ đó dạy cho thế hệ mai sau lòng biết ơn và tri ân thành kính.

XEM NHIỀU NHẤT