văn hóa việt namLễ hội chùa Hương - Nét đẹp thanh tịnh nơi cửa Phật

Lễ hội chùa Hương – Nét đẹp thanh tịnh nơi cửa Phật

Lễ hội chùa Hương có lẽ không còn quá xa lạ đối với người dân Việt Nam mỗi độ tết đến xuân về. Từ khắp mọi nẻo đường của tổ quốc, người ta mặc quần áo trang nghiêm và hành hương dọc theo đường núi cheo leo để tìm về với Chùa Hương – Chốn Phật tử yên bình. Vậy thì lễ hội này bắt đầu vào ngày nào, khi đi hành hương cần lưu ý gì, hãy theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

Thông tin chi tiết về lễ hội Chùa Hương 

Lễ hội chùa Hương là một cái tên xuất phát từ tín ngưỡng dân gian thờ Chúa Ba. Nghe những truyền thuyết lưu truyền trong dân gian, khi công chúa Diệu Thiện (là ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) đã từng tới vùng núi Hương Sơn tu hành sau đó đắc đạo đi cứu độ chúng sinh. Thời điểm ấy là giữa mùa xuân nên trăm hoa đua nở, thời tiết mát mẻ, thanh bình tươi tốt.

Sự tích hình thành Chùa Hương và Hội Chùa Hương

Tháng 3 năm Canh Dần, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du  thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá nơi cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích ở trên đất linh, lại được Nhà Chúa ca ngợi với năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng nhiều người biết đến. Vì lẽ đó nên nhiều người đến đây hành hương cúng bái để mong những điều tốt đẹp đến với mình và gia đình. 

Sự tích hình thành Chùa Hương và Hội Chùa Hương
Chùa Hương xây dựng trên miền đất linh

Từ những sự kiện đó đã đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau này, và nét đẹp ấy vẫn giữ cho tới bây giờ. Từ đó về sau, hàng năm khi mỗi độ xuân về, càng có đông đảo du khách đến với lễ hội nhưng phải kéo dài mãi đến năm Thành Thái thứ 8, lúc này hội chùa Hương mới chính thức được công nhận và tổ chức như một lễ hội văn hóa, diễn ra có quy củ, có những nghi thức riêng.

Hội chùa Hương hài hòa dấu ấn văn hóa

Lễ hội chùa Hương không chỉ là một điểm đến, một lễ hội du xuân, mà còn mang chứa ý nghĩa rất lớn, linh thiêng, nó ghi đậm văn hóa và tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân Bắc Bộ. Lễ hội không cầu kỳ, đơn giản nhưng không trần tục mà mang đậm tính linh thiêng, trang nghiêm. Hương khói bên trong lễ hội chưa bao giờ dứt khi mà lượng khách tham quan và tín ngưỡng đổ về đông đảo.

Tín ngưỡng thờ cúng của tổng thể tôn giáo ở nước ta gồm có: Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo. Phần hội chùa lại là sự kết hợp nhuần nhuyễn những nét văn hóa dân tộc với vẻ đẹp của đất trời thiên nhiên. Du khách khi đến với lễ hội là để thành tâm hướng đến những bậc siêu nhiên; các vị thần thánh; bên cạnh đó để cảm nhận sự hòa hợp hai chủ thể thiên nhiên và con người, góp phần tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc. 

Du khách khi đến với lễ hội chùa Hương sẽ là dịp tốt được chứng kiến và tham dự không khí lễ hội, cùng sinh hoạt văn hóa một cách tốt đẹp. Thông qua đó cảm nhận tinh thần thiên nhiên của ngày hội để nhớ về quá khứ tổ tiên. 

Thời gian và địa điểm khai hội chùa hương diễn ra ở đâu?

Ngày mùng sáu tháng giêng âm lịch là khai hội, lễ hội chùa Hương sẽ kéo dài đến tuần cuối của tháng 3 âm lịch. Đỉnh cao của hội là giai đoạn từ rằm tháng giêng đến 18-19/2 âm lịch. Trước hội một ngày thì tất cả các ngôi chùa, đền, đình, miếu đều dâng hương nghi ngút, không khí về một ngày lễ lớn bao trùm khắp núi Hương Sơn.

Thời gian và địa điểm khai hội chùa hương diễn ra ở đâu?
Lễ hội diễn ra trong giai đoạn mùa xuân khi đất trời thay áo

Cụ thể thì lễ hội này được tổ chức tại chùa Hương, tọa tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là tên gọi chung cho cả một quần thể văn hóa – tôn giáo, bao gồm hàng chục kiến trúc ngôi chùa thờ Phật, những ngôi đền thờ thần thánh, các ngôi đình thờ thần nông nghiệp,… Ở trung tâm của cụm kiến trúc là chùa Hương nằm sâu bên trong trong động Hương Tích. Lễ hội ấy vô cùng lớn và thu hút đông đảo người dân tham gia. 

Bên trong lễ hội chùa Hương có hành lễ dâng hương, bao gồm những món đồ thờ cúng như nhang, đèn, hoa, nến, trái cây và món chay được cẩn thận chọn lọc. Lúc hành lễ cúng có hai tăng ni hầu lễ mặc áo cà sa. Hai vị tăng ni này múa rất dẻo và đẹp mắt trong quá trình dâng hương, động tác ít thấy ở nhiều nơi. 

Từ ngày lễ hội mở ra cho đến khi kết thúc thì người dân có thể tự do thắp hương cho đền miếu và tượng Phật, chỉ thỉnh thoảng mới có các nhà sư từ khắp nơi đến gõ mõ tụng kinh, thời gian không lâu áng chừng nửa giờ. 

Hành trình trong hội chùa Hương mà du khách đi qua

Trong suốt những ngày lễ hội chùa Hương, có thể thấy được sự nồng nhiệt của người trẻ tuổi, là sự thành kính của các bậc cha mẹ, là sự hoan hỷ khoan dung mà người đến ai cũng có cho riêng mình, ở một nơi trang nghiêm và tốt đẹp như thế. Cả cung đường núi dài ngoằng, ở những triền núi thấp hay gò đất cao, hoặc nơi rừng mơ… là những đoàn dài người đi trẩy hội. 

Hành trình trong hội chùa Hương mà du khách đi qua
Hành trình trong hội chùa Hương mà du khách đi qua

Đúng như câu thơ ‘Dập dìu tài tử giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm.’ Những người du khách không phân biệt xa lạ hay lớn bé, chỉ cần gặp nhau là chắp tay hô “Nam mô a di đà Phật” đầy lễ nghi, hiền hòa, ấm áp… Vào lễ hội đã và đang được diễn ra, chùa Hương luôn trong không khí tấp nập vào ra hàng trăm chuyến thuyền bên bờ sông xanh.

 Nét độc đáo tinh tế của hội chùa Hương chính là được thả mình đong đưa trên con nước, ngồi thuyền vãng cảnh, xem hoa, cùng lạc vào non xanh nước bên, đi về chốn tiên cõi Phật. Chính vì vậy khi nhắc đến cái tên chùa Hương còn gợi nhớ đến con đò xuôi sông – một hình ảnh của văn hóa chèo thuyền mà nhân dân Việt Nam có được từ thuở xa xưa. 

Và đến tận ngày nay, ngày hội bơi thuyền nơi chùa Hương luôn là phần đáng mong đợi nhất của người đi xem hội. Rời xa con thuyền xuôi sông sẽ là một hành trình mới – leo núi.

Kinh nghiệm khi đi trẩy hội chùa Hương mà bạn nên biết

Leo núi thăm hang, động kỳ thú, dâng hương cúng bái là một thú vui đông đảo người yêu thích, mọi người nhiệt liệt  tham gia và hưởng ứng. Vì vậy nên dù có mệt thì tinh thần người đi cũng thoải mái, sảng khoái và vui vẻ hơn là thấy mệt nhọc.

Cùng gia đình đi hội chùa Hương vào dịp đầu năm mới là một hoạt động mang tính thiêng liêng, thu hút rất nhiều khách du lịch cả trong và ngoài nước. Họ chủ yếu là hành hương thắp nhang, cầu cho gia đạo tốt đẹp an yên. Tuy nhiên, để có một chuyến du xuân an toàn và ý nghĩa, bạn nên bỏ túi kinh nghiệm không thể thiếu sau đây:

Về vật dụng cá nhân khi đi lễ hội chùa Hương

Nên chuẩn bị đồ cúng lễ ngay tại nhà: Nhiều du khách vẫn nghĩ rằng điều này không cần thiết nên không có sự chuẩn bị trước, hoặc chờ đến nơi mới mua. Chính sự vô tư của họ đã tạo điều kiện cho kẻ xấu trục lợi, chặt chém đắt đỏ lên các mặt hàng phổ thông nhất như nhang, đèn, hoa, quả,…. với những con số choáng ngợp. 

Về vật dụng cá nhân khi đi lễ hội chùa Hương
Khi đi hội cần chuẩn bị chu toàn mọi vật dụng cần thiết

Vì vậy hãy tự rút kinh nghiệm, nên chuẩn bị cho mình đầy đủ lễ tế bao gồm hương, sớ, trái, bánh… từ khi ở nhà. Bên cạnh đó bạn cũng nên chu đáo chuẩn bị thêm vật dụng cá nhân, một số đồ ăn, thức uống gọn nhẹ dễ mang kèm theo thuốc men đề phòng khẩn cấp… Nhất là mang theo những món ăn giúp no lâu như xôi chẳng hạn, nếu nhà có trẻ con phải chú ý thêm nhiều thứ khác.

Những kinh nghiệm khác khi đi lễ hội chùa Hương

  • Chú ý thời tiết bằng cách xem trước dự báo: Để có chuyến hành trình trên đất chùa Hương thuận lợi thì bạn nên cẩn thận, xem trước thời tiết trong quá trình đi lễ tầm 10 ngày, nếu trời có mưa thì nhớ mang theo ô hoặc quần áo mưa. Nhất là những ngày xuân thường có mưa phùn, tuy không lớn nhưng dễ gây bệnh. 
  • Cần hỏi rõ giá cả trước khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào. Tình trạng bị chặt chém diễn ra phổ biến nhắc nhở người tham quan phải chú ý khi đi đò, đi cáp treo, mua hàng hóa lưu niệm,…
  • Tự bảo quản tốt tư trang: Đi lễ hội chùa Hương vào mùa trẩy hội nên sẽ đông đúc và phức tạp. Khi không biết ai là ai thì bạn nên cất giữ tốt những món đồ có giá trị của mình, tốt nhất là nên ít đeo trang sức đắt tiền. 
  • Luôn đề cao ý thức giữ gìn vệ sinh thắng cảnh và môi trường: Trong chuyến thăm thú toàn cảnh lễ hội chùa Hương, bạn hãy nhớ giữ rác cá nhân lại và vứt đúng nơi quy định, không được xả bừa bãi để bảo vệ không gian chung, đây cũng là sự tôn trọng dành cho chốn linh thiêng. Không nên rải tiền từ vách núi hoặc cáp treo, nếu muốn cúng dường hãy cúng đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và tiết kiệm của cải. 

Điều cần lưu ý cẩn thận khi tham gia lễ hội chùa Hương

Điều cần lưu ý cẩn thận khi tham gia lễ hội chùa Hương
Những lưu ý giúp bạn có chuyến hành trình lễ hội chùa Hương vui vẻ

  • Khi tới lễ chùa, bạn chú ý ăn mặc trang phục kín đáo, lịch sự, đúng với thuần phong mỹ tục nhưng không cần quá gò bó. Mang giày thể thao để có thể di chuyển trên đường dễ dàng hơn. 
  • Khi bước vào điện thờ bạn nên bước vào từ cửa bên hông chứ không bước vào cửa chính giữa. Ngoài ra, bạn nên bước qua thay vì dẫm lên trên bậu cửa.
  • Hạn chế thắp nhang, chỉ cần thành tâm và thắp một lần là đủ, điều đó giúp bảo vệ môi trường. 
  • Không nên mua thịt thú rừng vì vô hình sẽ tiếp tay cho tội phạm săn thú trái phép. Đồng thời khi tu tập cũng không nên ăn mặn và sát sinh, nhất là trong khi lễ hội chùa Hương đang diễn ra.
  • Cần chú ý kiểm tra những mặt hàng bán ven đường, thứ nhất là về thức ăn đóng hộp, thứ 2 là về các loại thuốc được mời chào, nếu gặp người bán không có tâm thì chúng rất nguy hại cho sức khỏe của bạn!

Kết luận

Lễ hội chùa Hương mỗi năm một lần được tổ chức tại Hương Sơn, một vùng đất linh thiêng tôn thờ, kính đạo. Nếu có dịp ra bắc vào mùa xuân, bạn nhất định phải đi dâng hương để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa dân tộc vẫn chưa hề mai một qua năm tháng.

XEM NHIỀU NHẤT