Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi phù hợp với các bé ở độ tuổi mẫu giáo với lời bài hát trong sáng, vui tươi giúp các em phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về cách chơi như thế nào hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Giới thiệu khái quát về trò chơi kéo cưa lừa xẻ
Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian lâu đời và cũng không rõ là ai sáng tác cũng như ra đời từ khi nào. Đây là trò chơi được rất nhiều trẻ em chơi đùa, nhất là ở vùng nông thôn. Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin những loại hình này dần bị mai một nhiều và nhiều trẻ không biết chơi.
Cho nên để giúp các con có một tuổi thơ đẹp đồng thời tránh xa những trò chơi điện tử có hại cho sức khỏe thì các bố mẹ, thầy cô nên dạy trẻ trò chơi này. Đây được xem là cách để lưu giữ cũng như bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
Quy định số người chơi kéo cưa lừa xẻ
Trò chơi này dành cho 2 người cùng chơi một lúc và nếu số lượng người chơi lớn sẽ được chia thành những nhóm 2 người đóng cặp với nhau. Do chỉ có 2 người cho nên không cần không gian rộng nhưng khi chơi phải ngồi xuống sàn như ở phòng học, phòng khách, sân chơi cho nên yêu cầu phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Trước khi chơi, những người chơi phải học thuộc bài đồng giao. Đối với các bạn nhỏ phụ huynh hoặc giáo viên nên dạy trẻ bằng cách truyền miệng để các em có thể nắm được nội dung bài hát và khi chơi hát theo cho khớp với động tác.
Tìm hiểu về luật chơi kéo cưa lừa xẻ
Đây trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi cho nên điều luật cũng đơn giản, không có sự cầu kỳ. Dưới đây là luật và cách chơi mà bạn có thể nắm rõ để thực hiện:
Luật chơi kéo cưa lừa xẻ
Về số lượng người chơi
Khi tham gia trò chơi này thì số lượng người chơi cũng được quy định rõ ràng. Vậy nên đây là một trong số những trò chơi tập thể cho nên có thể chơi đông người. Thế nhưng thông thường, một ván chơi chỉ tối đa 2 người chơi. Đối với trường hợp đông người hơn bạn có thể chia đôi số người trong nhóm thành hai bên bằng nhau rồi cũng tiến hành chơi.
Địa điểm chơi
Đây là trò chơi cần một không gian rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ cho nên khi lựa chọn địa điểm chơi bạn nên lưu ý. Không cần quá rộng và số lượng người tham gia cũng không cần quá đông giống như các trò chơi khác như rồng rắn lên mây hay kéo co.
Tuyệt đối không nên lựa những địa điểm gần ao hồ, sông suối, các tuyến đường giao thông. Hãy chọn ở lớp học, sân chơi thể dục, phòng khách của gia đình.
Luật học thuộc lời bài hát
Khi muốn bắt đầu tham gia chơi kéo cưa lừa xẻ những người chơi nhất định phải học thuộc bài đồng giao. Đây được xem là quy định bất di bất dịch không thể bỏ qua bởi nếu không thuộc thì không thể chơi được. Bài đồng giao này đơn giản, dễ thuộc và có âm điệu rất dễ nghe.
Luật chơi
Hai người chơi sẽ ngồi đối diện với nhau rồi cùng hát bài đồng dao, đẩy đi đẩy lại về hai phía. Hành động đẩy qua đẩy lại như vậy khiến người ngoài nhìn vào giống như hai người đang cắt xẻ một khúc gỗ.
Mỗi một câu hát sẽ đẩy về một phía và cứ hết bên này lại sang bên kia cho đến khi câu cuối cùng sẽ có một trong hai người đẩy bên còn lại ngã xuống. Ai làm cho đối phương ngã được thì người đó sẽ giành chiến thắng.
Nhìn chung luật chơi của trò chơi này không có gì gọi là khó khăn. Nó cũng không cầu kỳ cũng không phải vận dụng trí óc mà vẫn có thể vui chơi một cách vui vẻ và thoải mái nhất.
Cách chơi kéo cưa lừa xẻ
Bước 1
Sau khi đã có số lượng người chơi đầy đủ và chọn được địa điểm chơi phù hợp chúng ta sẽ bắt đầu vào trò chơi.
Bước 2
Những người cùng chơi ngồi đối diện với nhau và nắm lấy tay của nhau. Bàn chân có thể để ra bên ngoài hoặc đẩy vào nhau, hãy chọn cho mình tư thế ngồi chơi thật thoải mái nhất.
Bước 3
Người quản trò sẽ bắt đầu đọc bài đồng dao và những người chơi sau mỗi một câu hát sẽ cò cưa sang mỗi bên. Cứ đẩy đi đẩy lại như vậy theo nhịp điệu của bài hát cho đến hết.
Bài đồng dao sử dụng cho trò chơi này hiện có 2 phiên bản:
- Phiên bản 1: “Kéo cưa lừa xẻ/Ông thợ nào khỏe/Về ăn cơm vua/Ông thợ nào thua/Về bú tí mẹ”.
- Phiên bản 2: “Kéo cưa lừa xẻ/Làm ít ăn nhiều/Nằm đâu ngủ đấy/Lấy gì mà kéo”.
Tùy thuộc vào từng vùng miền và địa phương mà họ sẽ có những bài đồng giao khác nhau. Bởi đây là trò chơi dân gian được truyền miệng nhau từ đời này sang đời khác. Đó cũng là lý do không tránh được sự sai lệch, biến tấu về từ ngữ và đây cũng được xem là điều dễ hiểu.
Bước 4
Trong quá trình hát đồng dao, khi bắt đầu hát đến chữ “Kéo” thì hai người chơi sẽ thống nhất đẩy về bên nào trước. Ở trường hợp này sẽ có một người kéo và một người đầy, cứ luân phiên nhau cho đến khi hết bài mới thôi. Khi hát đến chữ “Cưa” bạn lại đẩy và kéo ngược lại về bên đối phương, cứ thay phiên nhau lần lượt như vậy cho đến khi hết bài hát.
Động tác này sẽ kéo dài cho đến khi kết thúc bài đồng giao. Ở một số nơi trò chơi này không có sự phân định thắng thua mà chỉ chơi cho vui và gia tăng sự phấn khích cho các em.
Tuy nhiên ở một số nơi cũng có quy định, khi hát đến chữ cuối cùng đẩy về bên nào nằm xuống thì sẽ giành chiến thắng. Người bên kia sẽ thua và chịu hình phạt, đó có thể là hát một bài hát, búng tai, nhảy lò cò…hoặc tùy thuộc vào người thắng đưa ra.
Nên chơi kéo cưa lừa xẻ khi nào?
Kéo cưa là trò chơi dân gian có tính giải trí, vui nhộn rất cao và phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là các bạn nhỏ học mầm non. Về thời gian có thể chơi bất kỳ lúc nào, nhưng thường thì sẽ chơi:
- Giờ ra chơi giữa giờ.
- Trong các hoạt động vui chơi tập thể của lớp học.
- Nếu ở nhà có thể vui chơi giải trí sau giờ học căng thẳng, trước khi đi ngủ….
Giá trị của trò chơi kéo cưa lừa xẻ
Khi chơi kéo cưa các bé sẽ được rèn luyện cho mình cả về thể chất cũng như ngôn ngữ:
- Các bé sẽ được hoạt động tập thể theo nhóm, sẽ được vận động vừa phải của sức đôi tay và thân thể.
- Giúp các bạn nhỏ có thể phát triển ngôn ngữ bởi cần phải nhớ lời bài đồng giao, đọc đúng theo nhịp.
Đặc biệt để đảm bảo quá trình chơi an toàn, không gặp rủi ro người lớn cần phải lưu ý cho mình một số điều dưới đây:
- Trong quá trình chơi bạn nên chọn những bé có cùng chiều cao và cân nặng gần như nhau. Bởi khi chơi sẽ có trẻ ngã ra sau và nếu bé nhỏ hơn sẽ quá sức dẫn đến cơ tay bị đau.
- Trước khi chơi nên cho trẻ khởi động nhẹ nhàng, nhất là khớp cổ tay, khuỷu tay và đầu gối.
- Hãy thống nhất luật chơi để khi tham gia không có sự tranh cãi.
- Nên thường xuyên tổ chức cho các bé để vừa tạo môi trường sinh hoạt tập thể vừa là cơ hội để gìn giữ những trò chơi dân gian của dân tộc Việt Nam.
Kết luận
Những thông tin được chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về trò chơi kéo cưa lừa xẻ. Mong rằng bạn đọc sẽ có nhiều kiến thức để có thể hướng dẫn con em mình chơi một cách hiệu quả nhất. Đây cũng là một trong những trò chơi dân gian cần được lưu giữ từ đời này sang đời khác.