Di sản văn hóaHội Lim - Lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm ở...

Hội Lim – Lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm ở Bắc Ninh

Mỗi mùa Xuân đến chắc ai nấy cũng hứng khởi và chờ đón những lễ hội diễn ra hàng năm tại nhiều nơi. Trong số đó chắc chắn Hội Lim được nhiều người mong chờ nhất. Lễ hội này được tổ chức tại Bắc Ninh và là lễ hội truyền thống nổi tiếng có từ lâu đời của nước ta. Đây là một lễ hội lớn thể hiện tín ngưỡng, tâm linh và nghệ thuật người dân Kinh Bắc. Để hiểu rõ Hội Lim hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết bên dưới nhé! 

Lịch sử hình thành và phát triển của Hội Lim?

Hội Lim hay hội Hồng Vân Sơn đã có mặt từ rất lâu khiến cho nhiều người không biết nguồn gốc và lịch sử của nó. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người biết thêm thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội này. 

Nguồn gốc

Lịch sử hình thành của hội Lim có rất nhiều phiên bản và được truyền miệng lại. Vậy nên cho đến bây giờ mọi người vẫn chưa thể biết rõ lễ hội này có nguồn gốc từ đâu. Và cũng có khá nhiều giả thiết liên quan đến nguồn gốc của lễ hội này.

Có người cho rằng nét đẹp văn hoá này bắt nguồn từ hội hát, hội chùa có liên quan đến truyền thuyết Trương Chi và Mỵ Nương. Theo đó, lễ hội này có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, và liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi  với hình vết dòng sông Tiêu Tương để khá rõ ở các làng quê vùng Lim. 

Hội Lim có lịch sử từ rất lâu đời và hiện nay đã phát triển có quy mô rất lớn. Nó trở thành một hội làng tổng tại Nội Duệ. Các làng trong Nội Duệ gồm có sẽ cùng tổ chức các nghi lễ rước, tế lễ. Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ (bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ, Nội Duệ Nam, Lũng Giang, Nội Duệ Khánh, Xuân Ổ, Lũng Giang và phường Duệ Đông.  

Tại đây chúng ta sẽ được thưởng thức với đa dạng các hoạt động nghệ thuật dân gian đặc sắc. Trong đó phải kể đến một số hoạt động như: hát chèo, ca trù, hát trống quân, hát quan họ, hát tuồng và nhiều hoạt động đặc sắc khác.

Sự phát triển của hội

Nguồn gốc ra đời thì còn nhiều nhiều tranh cãi nhưng sự phát triển của Hội Lim thì nhiều người cho rằng vai trò lớn nhất thuộc về Đỗ Nguyên Thụy. Ông là quận công thuộc Đình Cả, Nội Duệ của xứ Kinh Bắc. Ông đã góp công sức trong việc hiến ruộng vườn và tiền để trùng tu đình chùa. Qua đó góp phần mở mang hội hè và gìn giữ thuần phong mỹ tục cho dân tộc Việt Nam. 

Ông Đỗ Nguyên Thụy đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm dựa theo truyền thống xa xưa “xuân thu nhị kỳ”. Tóm lại, quận công Đỗ Nguyên Thụy là có đóng góp rất lớn trong việc phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các làng xã vùng Lim. Và ông cũng chính là người góp công sức trong việc xây dựng bước đầu cho các lệ tục của hội Lim.

Thời kỳ sau đó, khoảng 40 năm sau thì người làng Đình cả, ông Nguyễn Đình Diễn Lại tiếp tục góp công sức của mình vào việc đổi mới hội Lim. Ông đã cấp ruộng và tiền để có thể chuyển hội làng tổng mùa thu sang hẳn tháng Giêng mùa Xuân. 

Từ suốt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, hội đã ngừng tổ chức và không đổi mới. Điều này cũng bởi vì sức ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của nước ta. Khi đất nước giành được độc lập thì hội Lim được tổ chức bình thường. Hiện nay, lễ hội này được tổ chức rất hoành tráng và rất công phu.

Sự phát triển về quy mô giúp cho hội được nhiều người biết đến
Sự phát triển về quy mô giúp cho hội được nhiều người biết đến

Ý nghĩa của lễ hội Lim đặc biệt như thế nào? 

Hội Lim có ý nghĩa rất to lớn đối với nền văn hóa được nước ta. Sẽ có 2 phần dược tổ chức đó là phần hội và phần lễ. Toàn bộ lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều nghi thức, cúng tế đặc sắc. Theo như nghi thức cổ truyền thì phần tế lễ sẽ cảm tạ Thành hoàng đã ban tặng cho người dân một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Như vậy, mọi người sẽ phải đứng trước cửa lăng sau đó hát vọng những bài hát ca ngợi công lao của các vị thần linh. Đây đại diện cho những lời cảm tạ Thành hoàng đã mang đến sự ấm no cho dân chúng. Do vậy, hội Lim không chi là một lễ hội để khẳng định bản sắc của dân tộc mà còn thể hiện nhiều ý nghĩa cực kỳ to lớn. 

Đây là một bản sắc mang đầy đủ ý nghĩa về mặt văn hóa và tâm linh. Đây ũn là sự tưởng nhớ của người dân đối với cha ông ta ngày xưa, đặc biệt là những người có công lớn trong việc xây dựng chùa chiền. Không chỉ có vậy, đây cũng là sự ghi nhận công lao của những người đi trước đối với sự bình yên mà dân làng được hưởng.  Nó cũng là một cách giáo dục cực tốt cho thế hệ mai sau với truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Hội Lim sở hữu nhiều ý nghĩa to lớn với nền văn hoá nước nhà
Hội Lim sở hữu nhiều ý nghĩa to lớn với nền văn hoá nước nhà

Thời gian diễn ra lễ hội vào dịp nào? 

Thực ra, thời kỳ đầu thì lễ hội được tổ chức vào mùa thu. Nhưng khi đã dần ổn định thì hội Lim được tổ chức chính thức vào mỗi dịp xuân về. Thời gian diễn ra cụ thể vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm. 

Thời điểm này không chỉ người dân Bắc Ninh mà khách du lịch ở khắp mọi miền của Tổ quốc cũng đổ về đây để tham dự. Đặc biệt, các du khách nước ngoài cũng góp mặt và họ rất háo hức với sự độc đáo của lễ hội này.

Toàn bộ hội Lim sẽ được chia thành 2 phần, đó là phần Lễ và phần Hội. Toàn bộ sẽ được tổ chức ở bên bờ sông Tiêu Tương. Và đây là kỳ hội của 6 làng nên các nghi thức cúng tế sẽ được tổ chức theo dọc dòng sông. Nhờ vậy, mỗi khi đến dịp này bờ sông Tiêu Tương lúc nào cũng rất nhộn nhịp và náo nhiệt. 

Hội Lim được tổ chức thường xuyên vào dịp Tết đến Xuân về
Hội Lim được tổ chức thường xuyên vào dịp Tết đến Xuân về

Các nghi thức trong phần Lễ của Hội Lim

Hội Lim sở hữu nhiều nghi thức độc đáo nên nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Mỗi phần đều sở hữu một nét hấp dẫn và độc đáo riêng nên đã thu hút được rất đông khách du lịch ghé thăm. Phần Lễ của lễ hội này cũng không kém phần thú vị. 

Hàng năm, vào đúng ngày 13 tháng Giêng Âm lịch thì hội Lim sẽ được bắt đầu. Mở màn phần lễ là nghi lễ rước vào buổi sáng sớm. Đoàn người rước kéo dài hàng ngàn m, với từ trẻ đến già không phân biệt tuổi tác, từ trai đến gái không phân biệt giới tính. Họ sẽ khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống, nam thì sẽ mặc áo the còn nữ thì sẽ mặc áo tứ thân.

Dẫn đầu đoàn sẽ do các trưởng làng, bô lão, người cao tuổi. Họ sẽ cùng nhau đi đến tế lễ Hậu thần ở lăng Hồng Vân. Nghi thức tế thần quan trọng đó là hát quan họ thờ thần. Khi đó  các anh các chị sẽ đứng ở ngoài hát vọng vào những bài hát với lời ca biết ơn, ngợi ca công lao to lớn của các vị thần.

Ngoài lăng Hồng Vân thì trong ngày lễ chính của hội Lim còn tổ chức tế ở đền Cổ Lũng, lăng quận công Đỗ Nguyên Thuỵ. Đây là nghi thức tế các thánh hoàng, liệt nữ của các làng. Nghi thức diễn rất linh thiêng và lòng trọng thể hiện sự biết ơn của người dân đối với các vị thánh hoàng và liệt nữ. Phần lễ của hội Lim diễn vào ngày hội chính là 13 tháng Giêng Âm lịch. 

Lễ của Hội Lim với nghi thức độc đáo 
Lễ của Hội Lim với nghi thức độc đáo

Những nét độc đáo trong phần Hội – hội Hồng Vân Sơn

Bên cạnh phần lễ cực lòng trọng với những nghi thức đặc sắc thì phần hội cũng hấp dẫn không kém. Tại đây mọi người sẽ được trải nghiệm với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc. Hãy khám phá nét độc đáo trong phần Hội của ngày lễ này nhé. 

Nhiều trò chơi dân gian đặc sắc

Các trò chơi ấn tượng mà mọi người không thể bỏ qua khi tham quan hội Lim tại Bắc Ninh đó là đu tiên, thì dệt, đấu vật, đấu vỡ, nấu cơm. Đây đều những trò cực kỳ hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách quan tâm. 

Bên cạnh đó thì phần hát hội cũng đặc sắc không kém. Đây được xem là phần đặc sắc nhất của lễ hội. Những bài hát quan họ là phần đặc trưng của hội Lim. Nó là di sản phi vật thể trở thành nét sinh hoạt cuốn hút và nổi bật nhất trong lễ hội. 

Phần Hội của Hội Lim được tổ chức từ ngày 12 tháng Giêng tại khu vực sân chùa Hồng Ân và các trại quan họ. Những giai điệu quan họ Bắc Ninh sẽ được bắt gặp tại khắp các chùa, thậm chí mọi người còn thấy ở các sân đình hay tiếng mỗi hộ gia đình. 

Giai điệu liền anh liền chị độc đáo

Làm giai điệu được liền anh liền chị trong bộ trang phục truyền thống đã khiến cho những câu từ trong giai điệu quan họ trở nên bay bổng hơn. Sự kết hợp nhuần nhuyễn đã tạo nên những câu hát đi vào lòng người. Điều đó cũng khiến cho du khách bị mê đắm khi ghé thăm Hội Lim

Ngoài ra, hội thi hát cũng đã trở thành một phần không thể thiếu của Hội Lim. Nó diễn ra vào thời điểm gần trưa và được tổ chức dựa trên hình hình quan họ du thuyền.Ở trong hồi nước sẽ có những chiếc thuyền được trang trí sặc sỡ với các nghệ sĩ say đắm trong làn điệu quan họ. Hai bên mỗi bên sẽ đáp qua đáp lại những câu hò. 

Phần thi hát ở phần hội của hội Lim 

Ngoài ra, phần Hội còn tổ chức cuộc thi hát giữa các làng với nhau. Mỗi làng sẽ dựng riêng cho mình một cái trại trên đồi Lim. Sau đó giữa các làng sẽ tổ chức so tài về khả năng hát quan họ. Đây được xem là phần hội hay nhất, vui nhất và náo nhiệt nhất những ngày lễ. 

Phần Hội đặc sắc và thú vị đã thu hút không ít du khách 
Phần Hội đặc sắc và thú vị đã thu hút không ít du khách

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hội Lim. Đây không chỉ là một lễ hội thông thường mà nó còn thể hiện sự tiếp nối văn hóa. Đây chính là tinh hoạt văn hoá của dân tộc. Vì thế chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy thật tốt. Mong rằng mọi người có thể tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích về hội Lim. Nếu mọi người muốn khám phá thêm về nhiều sự độc đáo trong văn hoá của nước ta hơn thì nhớ theo dõi website này nhé! 

XEM NHIỀU NHẤT