Di sản văn hóaDi sản văn hóa phi vật thể - Thành tựu hình thành...

Di sản văn hóa phi vật thể – Thành tựu hình thành từ xa xưa

Di sản văn hóa phi vật thể – Một trong hai loại di sản văn hóa mang giá trị tinh thần, vật chất xuất hiện từ xa xưa và được lưu truyền, gìn giữ từ đời này đến đời khác. Chúng được hiểu rất rộng, không đơn thuần di sản văn hóa là những truyền thống lâu đời được truyền lại mà còn là các tập tục của nhiều nhóm văn hóa ở các vùng nông thôn và thành thị.  

Tổng quan về di sản văn hóa phi vật thể 

Di sản văn hóa phi vật thể là di sản văn hóa mang giá trị tinh thần của một cộng đồng, một cá nhân hay một vật thể và mang trong mình giá trị lịch sử lâu đời, văn hóa, khoa học, làm nổi bật bản sắc dân tộc và được người dân gìn giữ, lưu truyền từ đời này sang đến đời khác.

Tổng quan về sản văn hóa phi vật thể 
Khái quát về di sản văn hóa là gì? 

Hình thức lưu truyền có thể từ truyền miệng, truyền nghề, qua những trang phục truyền thống cho đến những nét diễn và còn rất nhiều các thức khác nhằm để mọi người biết đến và tự hào về di sản văn hóa của Việt Nam

Sự quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể  không phải chỉ là hình thức văn hóa bên ngoài mà là một kho tàng kiến thức và giữ mãi nét đặc trưng riêng biệt của nó. 

Mục đích sử dụng di sản phi văn hóa 

Khi đã hiểu được di sản văn hóa phi vật thể là gì? Thông tin tiếp theo mà chúng ta cần nắm đó là về mục đích sử dụng được quy định bởi pháp luật. Theo quy định được đưa ra bởi nhà nước thì di sản văn hóa được sử dụng nhằm các mục đích sau đây:

  • Đặt lợi ích xã hội lên hàng đầu và phát huy mạnh mẽ phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa của Việt Nam.
  • Gìn giữ và ngày càng phát huy rộng rãi những truyền thống đặc trưng của tất cả các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
  • Sử dụng kiến thức để sáng tạo trên những giá trị văn hóa, làm đa dạng và nổi bật các di sản văn hóa trong kho tàng của Việt Nam. Qua đó có thể giao lưu với văn hóa Thế Giới. 

Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Hiện nay, luôn có rất nhiều các thể loại khác nhau để có thể phát huy đa dạng các hình thức khác nhau qua các loại hình đó. Một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: 

Tiếng nói, chữ viết

Tiếng nói là điều đầu tiên bạn học được khi sinh thành nên có thể hiểu được nó rất quan trọng. Tiếng nói, chữ viết là di sản văn hóa mang bản sắc riêng của một đất nước. Chúng còn là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất để thể hiện, lưu giữ và truyền bá những giá trị bản sắc văn hoá dân tộc đến mọi người và đến khắp nơi trên thế giới. Truyền bá tất cả từ tự nhiên, xã hội, văn hoá, phong tục và tập quán của cả đất nước.

Ngữ văn dân gian

Ngữ văn dân gian
Loại hình di sản văn hóa phi vật thể

Ngữ văn dân gian là những ngôn từ được truyền miệng từ thời xưa đến nay. Được phát huy, gìn giữ và lưu truyền mạnh mẽ từ đời này đến đời khác mà không làm biến chất và mất đi bản chất của sự thật. Ngữ văn dân gian có thể được truyền miệng cũng có thể bằng chữ viết, đều bảo vệ và phát huy cho đến tận ngày nay.

Nghệ thuật trình diễn dân gian

Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm các thể loại múa, hát, kịch nói, kịch câm, nhạc không lời ,ngâm thơ và các hình thức khác. Trong văn hóa phi vật thể, nghệ thuật trình diễn dân gian đa dạng các thể loại văn hoá để con người có thể phát huy tính sáng tạo về nhiều mặt.

Các hình thức của nghệ thuật trình diễn luôn có mặt tại các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nơi du lịch nhằm thúc đẩy, phát triển và thu hút du khách đến từ khắp nơi kể cả trên thế giới. Góp phần phát huy mạnh mẽ các di sản văn hoá phi vật thể.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng

Các tập quán xã hội và tín ngưỡng là một hoạt động diễn ra thường xuyên hàng ngày của một nhóm người hay một cộng đồng nào đó. Mang ý nghĩa rất quan trọng vì điều này khẳng định bản sắc riêng của từng vùng miền hay một dân tộc.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng
Tập quán xã hội và tín ngưỡng mang bản sắc riêng 

Các tập quán này gắn liền rất lâu đời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng cho thấy cái nhìn nhận về thế giới hay lịch sử và ký ức của cộng đồng. Các tập quán xã hội có thể là một buổi họp mặt nhỏ ở chốn đông người hay nơi riêng tư, cũng có thể là những sự kiện hay những ngày lễ hội. Đó là bản sắc riêng và rất cần gìn giữ và phát huy.

Lễ hội truyền thống

Lễ hội truyền thống bao gồm các lễ hội tại các di tích lịch sử và các lễ hội dân gian. Đây được xem là nét văn hoá đáp ứng nhu cầu về tinh thần con người, được hình thành trong lịch sử lâu đời và vẫn phát huy mạnh mẽ cho đến ngày nay.

Lễ hội truyền thống ra đời để thể hiện câu “Uống nước nhớ nguồn”. Tôn vinh và biết ơn những hình tượng thiêng liêng, gọi là các vị “Thần”. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đó, lễ hội truyền thống là những dịp để con người trở về cội nguồn, nơi sinh thành. Điều đó có ý nghĩa rất thiêng liền và luôn tồn tại trong tâm trí con người.

Lễ hội cũng là nơi con người giải tỏa những phiền muộn, hưởng thụ những giá trị tinh thần mà chúng mang đến. Giáo dục, truyền lại những kiến thức cho thế hệ sau để biết bảo vệ và phát huy truyền thống ngày càng tốt đẹp hơn.

Nghề thủ công truyền thống

Bạn có thắc mắc vì sao một loại hình vật thể lại được xếp vào văn hóa phi vật thể không? Đúng vậy, nghề thủ công truyền thống là một loại hình vật thể. Tuy nhiên, điều kiện đưa nghề thủ công vào loại phi vật thể không phải là các tác phẩm của nó mà là các kỹ năng và kiến thức về nghề này.

Nghề thủ công truyền thống
Di sản nghề thủ công vô cùng nổi tiếng 

Chính vì điều này, thủ công truyền thống được khuyến khích rất nhiều về việc tạo các cơ sở dạy nghề, truyền các kiến thức truyền thống đến với nhiều cá thể trên đất nước. Đây là một cách phát huy truyền thống vô cùng mạnh mẽ.

Nghề thủ công truyền thống khá nổi tiếng với các tác phẩm được làm ra hoàn toàn từ đôi tay người nghệ nhân, có đôi phần hơn hẳn những sản phẩm công nghiệp. 

Tri thức dân gian

Tri thức dân gian thể hiện quan điểm nhận thức của con người, được hình thành lâu đời trong lịch sử thời xa xưa. Được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác qua những tác động thực tiễn hay thực hành trong xã hội, qua kiến thức học hỏi cũng như qua các kinh nghiệm trong cuộc sống. Điều đó, giúp con người ngày càng hoàn thiện bản thân và hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong tương lai. 

Hành vi cấm khi thực hiện với di sản văn hóa phi vật thể 

Nhằm bảo vệ di sản một cách tốt nhất thì nhà nước ta cũng đã đưa ra quy định khi thực hiện với chúng. Một số quy định cấm khi thực hiện với di sản văn hóa sẽ bao gồm: 

  • Hành vi gây chiếm đoạt, làm mất đi hình thái ban đầu của di tích và danh lam thắng cảnh.
  • Có ý đồ phá hoại thậm chí là đã phá hoại bản chất các di sản văn hóa.
  • Tự ý đào bới một cách trái phép các nơi khảo cổ và xây dựng một cách bất hợp pháp tại các vùng đất thuộc địa điểm di tích, lịch sử.
  • Tham lợi trong việc lợi dụng quá trình bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa. Hoạt động, mở rộng các hình thức mê tín dị đoan để lừa lọc và các hành vi khác trái với pháp luật. 

Quy định về quyền và nghĩa vụ đối với di sản

Mỗi công dân bất kỳ đều có quyền cũng như nghĩa vụ đối với di sản văn hóa phi vật thể. Vì thế, mỗi người cần phải biết và thực hiện sao cho đúng nhất với quy định được đưa ra bởi nhà nước. Một số quyền và nghĩa vụ có liên quan đến di sản văn hóa là: 

Một số quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản 

Một số quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức đối với di sản 
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân và tổ chức đối với di sản văn hóa 

Mỗi cá nhân cũng như tổ chức sẽ có những quyền và nghĩa vụ đối với di sản văn hóa. Những quyền và nghĩa vụ này có tầm quan trọng rất lớn. Vì thế mỗi người cần hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình: 

  • Sở hữu có hợp phát các di sản văn hóa
  • Tham quan, tìm và học hỏi, nghiên cứu về các di sản văn hóa của đất nước.
  • Tôn trọng, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản.
  • Khi phát hiện các di vật, cổ vật, bảo vật, các di tích thì nhanh chóng thông báo kịp thời và giao nộp cho nơi gần nhất của cơ quan có thẩm quyền.
  • Nếu phát hiện các hành vi có nguy cơ phá hủy, chiếm đoạt và sử dụng bất hợp pháp. Trong thời gian ngắn nhất phải tìm cách ngăn chặn hoặc thông báo ngay cho cơ quan xử lý để có biện pháp xử lý nhanh nhất. 

Quyền và nghĩa vụ đối với chủ sở hữu di sản văn hoá phi vật thể

Đối với chủ sở hữu di sản văn hóa phi vật thể thì mỗi người cá nhân và tổ chức sẽ có quyền và nghĩa vụ riêng. Quyền và nghĩa vụ này được đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích của công dân đồng thời cũng bảo vệ được di sản một cách tốt nhất. Những quyền và nghĩa vụ đó là: 

  • Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu di sản văn hóa có quyền và các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức vừa nêu trên.
  • Bảo vệ và gìn giữ tốt các di sản. Nếu phát hiện các trường hợp di sản có khả năng bị sai lệch giá trị, bị phá hay bị mất. Cần báo kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền gần nhất để đưa ra biện pháp xử lý.
  • Khi sở hữu di sản nhưng không đủ điều kiện bảo vệ và phát huy các giá trị đặc sắc. Cần gửi đi bộ sưu tập các di sản về cho các bảo tàng nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, nơi đây sẽ bảo vệ các di sản một cách chỉnh chu và ngày càng phát huy bản chất các di sản đó.

Một số quyền và nghĩa vụ khi trực tiếp quản lý di sản văn hoá

Khi cá nhân, tổ chức trực tiếp quản lý di sản văn hóa thì sẽ có quyền và nghĩa vụ khác hẳn đối với chủ sở hữu di sản. Do vậy, mỗi người cần phải hiểu cũng như nắm thật rõ:

  • Bảo vệ và phát huy mạnh mẽ các di sản văn hóa 
  • Khi phát hiện những thành phần có ý định xâm hại và phá hủy các di sản văn hóa. Cần thông báo kịp thời đến chủ sở hữu hoặc các cơ quan có thẩm quyền để có quyết định xử lý và bảo vệ kịp thời các di sản. Tương tụ, trường hợp bị mất các di sản cũng vậy.
  • Tạo điều kiện, cơ hội để các tổ chức, cá nhân có thể tham qua, tìm hiểu và nghiên cứu về các di sản văn hóa phi vật thể.
  • Một số quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật cần thực hiện liên quan đến di sản phi vật thể.

Kết luận

Di sản văn hóa phi vật thể được xem là tài sản quý báu của đất nước Việt Nam. Mang lại bản sắc độc đáo và luôn đồng hành với con người từ thời xa xưa đến nay. Trở thành di sản sống được biết đến khắp nơi trên thế giới. Chính vì thế gìn giữ và phát huy những di sản văn hoá luôn được con người nhìn nhận và thực hiện.

XEM NHIỀU NHẤT