Chi chi chành chành là một trong những trò chơi dân gian vô cùng thú vị dành cho trẻ em. Trò chơi này có luật chơi đơn giản, mang tính tập thể, thường được chơi trong các trường mầm non hay trường cấp 1. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về trò chơi dân gian này cho bạn đọc nhé!
Khám phá vài nét về trò chơi Chi chi chành chành
Trò chơi Chi chi chành chành là một trò chơi dân gian thú vị gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Trò chơi này cần 3 người chơi trở lên trong đó, một người sẽ đứng ra trước để xòe bàn tay ra.
Bài đồng dao quen thuộc
Những người khác sẽ giơ ngón trỏ đặt vào trong lòng bàn tay của người đang xòe tay. Bài đồng dao quen thuộc đó là:
“ Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập
Đóng sập cửa vào”
Bài đồng dao này chắc hẳn nhiều người vẫn còn thuộc nằm lòng. Đây đã trở thành một trò chơi dân gian lưu truyền từ rất lâu đời với trẻ em Việt Nam ta.
Tuy nhiên, các phiên bản của bài đồng dao này sẽ có một chút khác nhau do nó là dạng truyền miệng. Bài đồng dao được biến tấu đa dạng tùy từng vùng miền khác nhau. Trò chơi này cũng trở thành một trò chơi gắn liền với tuổi thơ của biết bao trẻ em.
Nội dung bài đồng dao Chi chi chành chành
Đây là một trò chơi dân gian được hầu hết người Việt Nam ta đều biết đến. Theo như nghiên cứu của Giáo sư Lê Quang Châu, khi đang ngồi trên bờ sông Đuống, dưới chân là mộ thủy tổ của Kinh Dương Vương, ông đã có những giải mã về nguồn gốc ra đời của bài đồng dao này.
“Chi chi” là chi này nối với chi kia. “Chành chành” nghĩa là nếu không có được chi sau thì phải chành sang đồng tông hoặc họ trực hệ. Câu “Cái đanh thổi lửa” là chỉ việc thời xưa ông Toại Nhân đã biết dùng đá để tạo ra lửa.
Hình ảnh “Con ngựa chết trương” biểu thị cho nhân vật Hiên Viên đã tạo phản thời vua Thần Nông với tội giết vua. Người này đã tự xưng mình là hậu duệ của vua, dính lời nguyền trong đất nước Bắc và Nam không xâm phạm đến ngay. Do đó gây nên cảnh chiến tranh, ngựa chết trương đầy khắp các đồng nội.
Câu “Ba vương Ngũ đế” chỉ về 5 vị tổ Kinh Dương Vương và 3 vị vua là anh em ruột dòng họ Đế Thức đó là vua Long Cảnh, vua Lai và vua Minh. Câu thơ “Ù à ù ập” mang nét vui tươi, phấn khởi, thể hiện một sự tạo dựng nên nhà nước Văn Lang đầu tiên.
Trò chơi dân gian Chi chi chành chành đã có mặt từ rất lâu đời lưu truyền với trẻ em vùng nông thôn xưa. Trò chơi là cách gọi dễ phát âm, quen thuộc, không có tên gọi chính thức nào cả, đây là câu đồng dao phổ biến của mọi thế hệ.
Sự ra đời của trò chơi Chi chi chành chành
Việt Nam có phong tục và nền văn hóa vô cùng đa dạng. Không chỉ đa dạng về tập tục, nếp sống văn hóa sinh hoạt, mà sự phong phú đó còn được thể hiện qua những trò chơi dân gian mà ông cha ta từ xưa đã tạo ra.
Những trò chơi dân gian trong đó có Chi chi chành chành được ông cha ta sáng tạo ra nhằm tăng tính gắn kết cho các hoạt động cộng đồng. Đây thường là những trò chơi tập thể, nhiều người có thể tham gia chơi được.
Những trò chơi này mang tính giải trí cao, luật chơi đơn giản. Qua đó nó giúp cho người chơi có thể thư giãn sau những ngày mệt mỏi. Trò chơi dân gian còn giúp thắt chặt tình cảm giữa con người với nhau, từ đó toát lên được đời sống về tâm hồn vô cùng phong phú của người Việt Nam.
Trò chơi này được trẻ em nông thôn rất yêu thích từ xưa đến nay. Chúng thường tụ tập lại, chơi với nhau nhiều trò chơi dân gian vui vẻ, sáng tạo. Chi chi chành chành là tên gọi trò chơi với cách phát âm dễ nhớ, cách gọi vô cùng quen thuộc.
Trò chơi dân gian này chưa có tên gọi chính thức nào cả. Tuy nhiên nó phổ theo lời bài đồng dao nên được nhiều trẻ em yêu thích, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người.
Mục đích tạo ra trò chơi cụ thể là gì?
Trò chơi dân gian chi chi chành chành là một trò chơi vô cùng đơn giản, không cần sử dụng đồ vật hay đồ chơi, có thể chơi được nhiều người và bất cứ lúc nào. Đây là một trò chơi có luật chơi đơn giản nhưng đồng thời cũng luyện được cho các bạn nhỏ khả năng phản xạ nhanh.
Đồng thời, nó cũng tạo nên được sự gắn kết, tình cảm yêu mến giữa bạn bè. Những đứa trẻ cùng nhau hát vang bài đồng dao với nhịp điệu vui tươi. Đây đã trở thành những kỷ niệm rất đẹp trong tuổi thơ của người Việt Nam ta.
Luật chơi cụ thể của trò chơi Chi chi chành chành
Trò chơi dân gian này có luật chơi đơn giản, dễ hiểu, ai cũng có thể chơi được. Bạn chỉ cần nghe phổ biến ban đầu là có thể hiểu ngay và bắt đầu chơi được đó!
Những bước chuẩn bị trước khi chơi trò chơi
- Người chơi: Đây là một trò chơi mang yếu tố tập thể rất cao, từ 3 người trở lên là có thể chơi được trò chơi này. Thông thường, số người hợp lý nhất vào khoảng 3 – 7 người chơi, không giới hạn độ tuổi và giới tính. Nếu số người chơi nhiều hơn, bạn nên tách ra thành hai nhóm chơi khác nhau để có thể dễ dàng đứng vây quanh cũng như quản lý.
- Không gian: Đây là trò chơi chỉ cần đứng hoặc ngồi tại chỗ là có thể chơi được, không cần phải chạy nhảy. Do đó, bạn có thể chơi được ở cả những nơi có không gian nhỏ như trong nhà, lớp học, trong sân chơi,…
- Học thuộc bài đồng dao: Trò chơi này gắn liền trực tiếp với bài hát đồng dao Chi chi chành chành. Do đó, trước khi tham gia chơi, bạn cần học thuộc lòng bài đồng dao này. Đây là bài đồng dao dễ thuộc, dễ nhớ, chỉ cần nhẩm vài lần là đã có thể ghi nhớ trong đầu được rồi đó nhé!
Luật chơi chi tiết
- Cả làng sẽ cùng đồng thanh đọc bài đồng dao, đến khi nghe thấy chữ “ập” là những người chơi xung quanh phải rút tay ra khỏi quản trò một cách nhanh chóng nhất.
- Nếu người điều khiển nắm tay bắt trúng được ai thì người đó sẽ phải chịu một hình phạt nào đó và thay phiên làm người điều khiển.
Cách chơi trò chơi
- Mọi người cùng nhau chơi oẳn tù tì từ đầu, ai thua sẽ phải làm người điều khiển.
- Người chơi sẽ ngồi quây lại thành vòng tròn cạnh nhau. Người điều khiển xòe bàn tay ra để bắt đầu trò chơi. Những người chơi còn lại sẽ đặt ngón trỏ vào lòng bàn tay của người điều khiển.
- Tiếp đó, mọi người cùng bắt đầu trò chơi bằng cách hát vang lời bài đồng dao. Những người đứng xung quanh vòng tròn sẽ gõ ngón trỏ vào lòng bàn tay người điều khiển theo nhịp điệu của bài đồng dao.
- Khi tất cả mọi người hát đến chữ “ập”, người điều khiển sẽ nhanh chóng nắm bàn tay lại. Những người xung quanh đồng thời cũng phát rút ngón tay trỏ của mình ra ngoài thật nhanh. Nếu người chơi nào không rút ngón tay ra kịp và bị người điều khiển bắt được thì sẽ bị thua.
- Cuối cùng, người thua sẽ phải thay vị trí của người điều khiển, bị chịu một hình phạt gì đó rồi bắt đầu lượt chơi mới.
Ý nghĩa chi tiết của bài hát đồng dao
Theo như giải thích từ trong cuốn sách Kinh Thi Việt Nam của tác giả Trương Tửu, bài đồng dao Chi chi chành chành được truyền miệng nhau trong giai đoạn 1856 – 1888. Đây là thời kỳ đất nước ta đang rơi vào loạn lạc dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp. Nội bộ triều đình khi ấy cũng có nhiều sự hỗn loạn. Dưới đây là ý nghĩa của bài hát đồng dao này.
Ý nghĩa hai câu thơ đầu
Câu đầu tiên trong bài Chi chi chành chành là “Chu tri rành rành” mang ý nghĩa là báo cáo cho tất cả mọi người biết được. “Cái đanh thổi lửa” đang ám chỉ đến hình ảnh tiếng súng trong quân đội của thực dân Pháp khi tấn công vào Đà Nẵng.
Ý nghĩa câu thứ ba
Câu thứ 3 trong bài đồng dao là “Con ngựa đứt cương”. Câu này ám chỉ việc nhà vua Tự Đức băng hà vào thời điểm năm 1883. Lúc bấy giờ triều đình Huế đang vô cùng rối loạn.
Sự kiện này hợp nghĩa với câu gốc là “Con ngựa đứt cương” hơn là câu đã qua truyền miệng biến tấu nhiều đời nay và quen thuộc với chúng ta hơn đó là “Con ngựa chết trương”.
Ý nghĩa Chi chi chành chành câu thứ tư
Câu thứ 4 trong bài là “Ba vương tập đế”. Câu thơ này ám chỉ đến 3 vị vua kế tiếp đó là vua Hàm Nghi, vua Hiệp Hòa và vua Kiến Phúc. Sự kiện lên ngôi của 3 vị vua này cũng rất đặc biệt và chóng vánh.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm từ khi vua Tự Đức mất vào thời điểm tháng 9 năm 1884, nước ta đã chứng kiến 3 đời vua tiếp theo như đã kể trên.
Câu thứ 5
Câu thơ thứ 5 trong bài đồng dao gốc Chi chi chành chành đó là “Cấp kế đi tìm”. Câu này nói đến sự kiện Tôn Thất Thuyết đã bị xử ép bởi Thống Chế De Coursy người Pháp. Bởi vậy mà ông đã liều mình cho quân đánh úp vào đồn Mang Cá và dinh Khâm Sứ ở Huế vào ngay đêm ngày 22/5/1885.
Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại, bị quân địch đàn áp. Tôn Thất Thuyết đã đưa vua đi trốn ở một nơi khác. Sau đó ông đi truyền đoạn hịch Cần Vương khắp cả đất nước. Quân Pháp cũng gặp khốn khó, chúng phải lo dẹp loạn trong dân. Đồng thời chúng cũng cho người cấp tốc tìm vua Hàm Nghi đã bỏ trốn để làm yên lòng dân chúng.
Ý nghĩa câu cuối
Câu cuối của bài đồng dao Chi chi chành chành gốc là “Hú tim òa ập”. Câu này ám chỉ đến việc tham quan Trương Quan Ngọc tạo phản. Hắn cấu kết với Nguyễn Đình Tình là đội hầu cận với vua Hàm Nghi xông vào chỗ vua ngay trong đêm 26/9/1888.
Kết luận
Như vậy, trò chơi Chi chi chành chành gắn liền với tuổi thơ mỗi người chúng ta có nhiều ý nghĩa thú vị phải không nào! Đây là một trò chơi dân gian thể hiện rõ được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ta sâu sắc, thể hệ mai sau chúng ta cần gìn giữ những nét đẹp này.