Lễ Vu Lan là một trong những nghi lễ quan trọng của Phật Giáo. Cứ mỗi năm vào ngày này, chúng ta lại tưởng nhớ đến công lao trời biển của đấng sinh thành và tổ tiên đã sinh ra cho chúng ta hưởng một kiếp người. Vậy ngày lễ này được bắt nguồn từ đâu? Chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện về ngày lễ Vu Lan qua bài viết sau nhé!
Lễ vu lan là gì?
Ngày lễ Vu Lan không chỉ là một ngày lễ Phật Giáo linh thiêng mà người ta còn nói đây là một “lễ hội văn hóa của tình người”. Đây không chỉ là một ngày lễ lớn của các Phật tử, tăng ni của Phật giáo vào rằm tháng 7 hàng năm, mà còn là một ngày lễ báo hiếu công ơn cha mẹ đối với mọi người.
Theo tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam ta xưa, rằm tháng 7 là ngày mở cửa quan âm, là ngày ân xá cho những linh hồn vất vưởng không nhà không cửa, không có người thân trên dân gian để thờ cúng. Từ những năm 1072, ngày lễ này du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam. Lúc đó, vua Lý Nhân Tông cũng đã lập đàn cầu siêu cho ba mẹ mình (dựa trên “Đại Việt sử ký toàn thư”).
Vu Lan là một từ Hán Việt, còn có một cách gọi khác đó là “Vu Lan Bồn”. Từ này được chuyển tự thành từ “Ullambhana” trong tiếng Phạn, có nghĩa của “sự giải thoát”. Ngầm chỉ rằng đây là một sự giải thoát, trao trả tự do cho những vong linh đang khổ sở dưới tầng địa ngục.
Ngày Vu Lan cũng có rất nhiều hoạt động như phòng sinh, đi chùa,… Để hóa giải nghiệp chướng, mong cho người nhà đã khuất được tự do, hóa kiếp.
Nguồn gốc của ngày lễ trọng đại – Lễ Vu Lan Báo Hiếu
Tương truyền rằng, ngày ngày lễ này ra đời khi Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ thoát ra vùng đất của những con ma, quỷ đói. Người xưa kể rằng khi đệ tử của Đức Phật Thích Ca – Đại Đức Mục Kiền Liên tu thành chín quả, ngài vẫn nhớ về người mẹ đã mất Thanh Đề của mình. Ngày dùng phép mắt thần để tìm kiếm bà muôn cõi.
Thật không may, vì lúc sống đã tạo quá nhiều nghiệp chướng nên bà đã bị đày xuống Ngọa Quỷ (chốn của quỷ đói, không có người thân cúng bái ), đi lang thang vô định chịu đói khát và gian khổ cùng cực. Đại Đức Mục Kiền Liên rất thương xót cho đấng sinh thành khi thấy cảnh đó. Ngài đã mang cơm đến tận Ngọa Quỷ dâng cho mẹ.
Do vẫn còn thói tham lam và sân si, bà đã không chia cho những hồn ma vất vưởng khác thức ăn đó. Nhưng cuối cùng bà vẫn không thể nuốt trôi bát cơm đó. Cơm đổ vào họng lập tức biến thành than nóng bừng.
Thấy vậy, ngài cầu cứu Phật Tổ. Thắc mắc vì sao khi cơm đưa lên mẹ lại thành ra như vậy. Chỉ còn duy nhất một cách đó là hợp nhất chư tăng 4 phương, làm lễ cúng dường Tam Bảo để lấy lại phước đức cho mẹ vào ngày 15/7 âm lịch. Đức Phật cũng truyền rằng nếu chúng sanh cũng có thể dùng cách này để báo hiếu và tri ân cha mẹ. Ngày lễ Vu Lan báo hiếu đã bắt đầu từ khi đó.
Lễ Vu Lan báo hiếu và những ý nghĩa sâu sắc
Ngày Vu Lan mang một ý nghĩa tốt đẹp và thật sự sâu sắc đối với chúng sinh. Ngày Vu Lan ra đời là để nhắc nhở những kẻ làm con phải biết quan tâm, hiếu thuận với cha mẹ. Ngoài ra còn những ý nghĩa nhân văn khác:
Báo hiếu cha mẹ
Ngày lễ Vu Lan ra đời là để nhắc nhở bản thân mỗi người phải biết ơn công sinh thành trời biển của cha mẹ. Cảm ơn rằng đấng sinh thành đã cho ta trọn một kiếp người. Cha mẹ luôn là người hi sinh cho chúng ta tất cả. Không màng đến lợi ích của bản thân để cho con một cuộc sống no ấm đủ đầy.
Mẹ luôn là người lo cho chúng ta từng bữa cơm, từng cái ăn cái mặc. Từ khi trải qua khoảnh khắc sinh tử khi sinh con thì mẹ lúc đó đã gần như đánh đổi cả tính mạng để con được ra đời. Con cái như một phần máu thịt của người mẹ. Vì vậy, hãy nhìn vào sự hi sinh của mẹ để biết ơn, để yêu thương mẹ nhiều hơn.
Người bố luôn là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình. Là mái nhà che chắn cho cả ngôi nhà bé nhỏ. Mặc dù khó để nói thành lời. Nhưng tình yêu của người cha dành cho các con của mình là bao la. Các bậc sinh thành luôn luôn cho đi mà không bao giờ đòi hỏi để nhận lại cho mình một thứ gì.
Uống nước nhớ nguồn
Lễ Vu Lan không chỉ là ngày để chúng ta tưởng nhớ, tri ân đến bậc phụ huynh, mà đó còn là một ngày lễ hướng về cội nguồn. Ông bà ta xưa có câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “uống nước nhớ nguồn” nhờ có tổ tiên ngàn đời trước dựng nước và giữ nước bằng cả mồ hôi và xương máu thì con cháu bây giờ mới được sống trong ấm no, hòa bình.
Vì vậy, ngày Vu Lan cũng là ngày để chúng sinh thờ cúng, tưởng nhớ về tổ tiên của mình. Để biết nguồn gốc của mình và lý do được sống trong yên bình, ăn no mặc ấm ngày hôm nay.
Ý nghĩa Phật giáo
Qua ngày Vu Lan, Phật giáo cũng muốn truyền đến con người đức tính “Từ-Bi-Hỉ-Xả”, đức tính vị tha và vô tư. Con người sống trong một thế giới đừng mải mê tranh đua, đấu đá để rồi dẫn đến tan cửa nát nhà. Phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, phát huy tinh thần dân tộc Việt Nam ngàn đời nay “lá lành đùm lá rách”. Phật muốn dạy ta hãy từ bỏ thói sân si ganh ghét, làm nhiều việc thiện và giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn để tích đức cho chính mình và cho cả đời sau.
Những điều hiếu hạnh nên làm trong ngày Vu Lan
Không khó để chúng ta có thể báo hiếu với cha mẹ, hay tưởng nhớ tổ tiên. Khi tâm chúng ta luôn luôn hướng về hai chữ “hiếu đạo” thì Đức Phật sẽ luôn luôn công nhận tình cảm của chúng sinh. Sau đây là một số những điều nên làm vào ngày Vu Lan:
Làm một mâm lễ cúng tổ tiên
Lễ Vu Lan không những chỉ là ngày lễ báo hiếu cha mẹ, đây còn là một ngày lễ để chúng ta cảm tạ tổ tiên. Đây cũng là ngày đại xá của địa phủ, tổ tiên của chúng ta sẽ có thể “về” chung vui cũng như để thăm con cháu.
Chúng ta còn thay cả nghĩa vụ của cha mẹ tưởng nhớ tới các bậc trưởng bối đã cho ta cuộc sống sung sướng no ấm ngày hôm nay và cầu chúc cho tổ tiên an nghỉ dưới suối vàng. Cúng bái tổ tiên cũng là để tổ tiên phù hộ cho con cháu quanh năm khỏe mạnh bình an, không bệnh tật ốm đau và làm ăn phát đạt.
Quây quần bên gia đình
Những ai may mắn còn cha, còn mẹ thì hãy cố gắng quan tâm và chăm sóc, ở bên bố mẹ nhiều nhất có thể nhé. Làm cha làm mẹ ai cũng muốn gia đình luôn đầy đủ, tươi vui và hạnh phúc. Chính vì vậy họ luôn mong ngóng những đứa con của mình về thăm để nhà bớt cảnh hiu quạnh.
Lễ Vu Lan đi chùa cầu an, cầu phúc cho các bậc sinh thành
Chúng ta lớn lên đồng nghĩa với việc cha mẹ ngày càng lớn tuổi. Không ai muốn ba mẹ mình ngày càng ốm yếu và bệnh tật. Vì vậy hãy đi chùa và cầu an cầu phúc cho cả gia đình. Để gia đình có thể ở bên nhau lâu hơn.
Tặng quà cho bố mẹ
Hầu như ba mẹ nào cũng vậy, những món quà mà được con cái tặng cho đều rất giữ gìn. Ba mẹ sẽ rất vui khi nhận được quà từ bạn đấy! Đây cũng là một cách để thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương của bản thân đối với đấng sinh thành. Chỉ cần món quà đó xuất phát từ tình yêu thương, dù có giá trị như thế nào cũng đều rất đáng giá.
Ăn chay tích đức
Việc ăn chay trong ngày lễ Vu Lan không chỉ giúp chúng ta bớt nghiệp báo mà còn là một việc rất tốt cho sức khỏe, thể hiện sự thành tâm sám hối. Bạn có thể tự tay vào bếp trổ tài nấu cho ba mẹ những món chay ngon nhé!
Vì sao ngày lễ Vu Lan phải cài hoa hồng lên ngực áo
Thủ tục cài hoa hồng trên ngực áo vào ngày lễ Vu Lan bắt nguồn từ một truyền thống của Nhật Bản. Khi đến ngày lễ này, người Nhật Bản sẽ cài hoa hồng màu đỏ hoặc hồng vào ngực áo nếu còn cha mẹ, còn nếu cha mẹ đã mất thì họ sẽ cài hoa hồng trắng trên ngực áo của mình.
Hoa hồng đỏ và sắc hồng dùng để bày tỏ sự nhớ nhung và yêu thương của con cái đến người cha, người mẹ vẫn còn ở bên. Sắc hồng trắng để bày tỏ sự tri ân tới bậc sinh thành đã khuất.
Đâu là những điều con cái không nên làm?
- Không nên cãi nhau với cha mẹ. Bằng bất cứ lý do nào, bạn cũng không nên tranh cãi với cha mẹ. Nếu có hiểu lầm, chúng ta có thể bình tĩnh nói chuyện và giải thích để cha mẹ hiểu.
- Không làm những điều thất nhân thất đức để ba mẹ buồn. Chúng ta nên sống thật vô tư và quan tâm đến mọi người, để không phụ công cha mẹ đã dạy dỗ và sinh ra chúng ta.
- Sát sinh: Vào lễ Vu Lan, chúng ta không nên sát sinh những động vật vô tội. Vô tình sẽ tích nghiệp chướng vào bản thân.
- Làm tiệc khai trương, cưới hỏi: Chúng ta nên tránh làm những việc quan trọng vào ngày này. Bởi vì ngày lễ Vu Lan cũng nằm trong tháng 7 âm lịch – tháng cô hồn. Vì vậy không những ngày này mà cả tháng này chúng ta nên cẩn trọng với việc đại sự. Chỉ nên cúng bái và nhớ tới tổ tiên.
- Tránh hại người, làm điều xấu: Không chỉ vào ngày lễ này, mà mọi lúc mọi nơi mọi thời điểm chúng ta không nên hãm hại người vô tội, trả thù,… Vì như vậy sẽ vô tình tích nghiệp báo.
Kết bài
Ngày lễ Vu Lan thực sự là một cơ hội để những người con làm ăn xa nhà trở về với bố mẹ, quây quần bên gia đình ấm cúng. Các bậc sinh thành đã hi sinh cả cuộc đời để nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Chính vì vậy, chỉ cần có thời gian chúng ta hãy tranh thủ về thăm cha mẹ nhé! Chúc các bạn đọc có những mùa lễ Vu Lan ấm cúng bên người thân.