Việt Nam là một đất nước đa dân tộc. Đất nước chúng ta đã trải qua hàng nghìn năm xây dựng và giữ nước. Các dân tộc anh em đều luôn giữ tinh thần đoàn kết và gắn bó. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin chi tiết về 54 dân tộc Việt Nam. Bạn đọc hãy đón xem nhé!
Khái quát giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam anh em
Việt Nam ta có tổng số 54 dân tộc. Chúng ta đã trải qua nhiều thế kỷ gây dựng và phát triển đất nước. Cộng đồng người Việt Nam luôn gắn bó, yêu thương nhau, đoàn kết cùng nhau chống lại biết bao kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
Chúng ta đã giành lại được độc lập tự do từ tay quân thù và xây dựng đất nước tươi đẹp, hòa bình như ngày nay. Mỗi dân tộc khác nhau trên đất nước ta đều có những bản sắc văn hóa riêng biệt, vừa thống nhất vừa đa dạng vô cùng.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc sẽ được thể hiện mạnh mẽ qua từng hoạt động văn hóa, kinh tế trong cộng đồng con người. Một nét đặc trưng nhất trong văn hóa, phẩm chất của người Việt Nam chính là lòng yêu nước vô bờ bến.
Dân ta có đức tính cần cù, hy sinh, chịu thương chịu khó. Người Việt luôn có tinh thần sáng tạo trong lao động, hòa đồng gắn bó với cộng đồng, xóm làng, nhân hậu với mọi người, yêu thiên nhiên đất nước.
Tổng hợp nơi sinh sống của tất cả 54 dân tộc Việt Nam
54 dân tộc Việt Nam chúng ta luôn chung sống hòa thuận với nhau trên mọi miền tổ quốc. Mỗi dân tộc sẽ có địa bàn sinh sống khác nhau.
Người Kinh và nhóm Việt Mường
Người Kinh chiếm phần trăm lớn trong tổng dân số ở Việt Nam. Họ sống trải khắp các vùng lãnh thổ, chủ yếu ở đồng bằng, hải đảo hay các khu đô thị. Nhóm Việt – Mường gồm các dân tộc Thổ, Mường, Chứt thì sống tại những vùng miền núi và trung du trải dài từ Phú Thọ đến Quảng Bình.
Người Mường sống tập trung tại các vùng núi phía Tây của Đồng bằng sông Hồng và sông Mã, nhiều nhất ở Thanh Hóa và Hòa Bình. Người dân tộc Thổ thì sinh sống tại Thanh Hóa, phía Tây Nghệ An. Người Chứt sống tại Bắc Quảng Bình, Tây Nam của Hà Tĩnh.
Nhóm dân tộc Tày – Thái
Nhóm đồng bào dân tộc này sinh sống tập trung ở những tỉnh Đông Bắc Bộ, Tây Bắc như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái, Lai Châu,…
Trong đó, người Thái sống ở phần bờ bên phải sông Hồng ở các tỉnh như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Người Tày sống ở bên bờ còn lại là các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Người Nùng thì sống ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn.
54 dân tộc Việt Nam nhóm Tạng Miến
Dân tộc thuộc nhóm này sẽ sinh sống tập trung ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu. Họ xây làng bản ở lưng chừng đỉnh núi hay ở các triền núi cao. Người La Chí, Si La, Cống và người Dao thường xây dựng làng ở những con sông, con suối tùy vào thế đất khác nhau.
Môn Khơ Me
Đồng bào người Khơ Me sống tại các vùng núi khu vực phía Tây Bắc, miền Trung ở Tây Nguyên hay Nam Bộ. Người Khơ Me sống rải rác cùng các dân tộc anh em khác.
Dân tộc nói tiếng chi Bắc trong ngữ hệ Nam Á
Đây bao gồm ngữ chi Khơ Mú có dân tộc Ơ Đu, Khơ Mú và Xinh Mun, ngữ chi Mảng có dân tộc Mảng, ngữ chi Palaung có dân tộc Kháng. Những dân tộc này sống chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu.
Ngoài ra, họ còn sống tại nơi cực Tây của Nghệ An. Những người dân tộc này sống xen kẽ cùng các dân tộc khác như Dao, Hmong, Thái,…
Ngữ chi Katu trong ngữ hệ Nam Á
Ngữ chi này thuộc nhóm 54 dân tộc Việt Nam gồm các dân tộc như Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu. Họ sống chủ yếu tại những vùng núi ở Trung Trung Bộ từ tỉnh Quảng Bình đến Quảng Nam. Nơi đây nằm ngay phía Nam của nhóm Việt Mường.
Ngữ chi Bahnar trong ngữ hệ Nam Á
Những người dân tộc này sống tại tỉnh ở Tây Nguyên và miền núi, trung du tại Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, ở phía Nam nhóm Katu. Nhóm Bahnar này có địa bàn sinh sống xen kẽ với những dân tộc trong nhóm ngữ chi Nam Đảo.
Nam Đảo
Đây là những đồng bào có địa bàn cư trú rải rác theo dãy Trường Sơn. Ở đây có dân tộc Chăm sinh sống ở các tỉnh ven biển miền Trung và ở Nam Bộ.
54 dân tộc Việt Nam nhóm người Hán Đồng
Đồng bào người Hán Đồng sinh sống trải dài khắp 3 miền Bắc Trung Nam. Hiện nay, trên đất nước ta có nhiều làn sóng di cư nên có nhiều người dân tộc Kinh lên núi sống như Tây Nguyên. Các nhóm dân tộc thiểu số có thể di cư nhiều về các tỉnh phía Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Phân loại nhóm ngôn ngữ trong cộng đồng 54 dân tộc
54 dân tộc Việt Nam sẽ được chia ra làm 3 ngữ hệ chính và 8 nhóm ngôn ngữ: Tày – Thái, Việt – Mường, Mông – Dao, Tạng Miến, Ka Đai, Hán, Nam Đảo.
- Nhóm Việt – Mường gồm Kinh, Thổ, Chứt, Mường. Nhóm này sống chủ yếu bằng các nghề như đánh bắt cá, trồng lúa nước, làm nghề thủ công trình độ cao.
- Nhóm Tày – Thái gồm Thái, Tày, Nùng, Lào, Giáy, Sán Chay, Lự, Bố Y. Các dân tộc này nói tiếng Nam Á, sống trong nhà sàn, làm nương rẫy, cấy lúa, làm nghề thủ công dệt, rèn.
- Nhóm Mông – Dao: Gồm có dân tộc Pà Thẻn, Mông, Dao
- Nhóm Ka Đai: Gồm có dân tộc La Ha, La Chí, Pu Péo, Cờ Lao
- Nhóm Tạng Miến: Gồm có Phù Lá, Lô Lô, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La.
- Nhóm Môn – Khơ Me: Gồm 21 dân tộc đó là Brâu, Ba Na, Vân Kiều, Cơ Ho, Chơ Ro, Cơ Tu, H’rê, Giẻ Triêng, Kháng, Khơ Mú, Khơ Me, Xinh Mun, Mảng, Ma, Ơ Đu, Măm, Xơ Đăng, Tà Ôi, Xtiêng. Những người thuộc nhóm này chủ yếu làm nương, xây nhà rông, có nhiều lễ hội văn hóa đặc trưng.
- Nhóm Nam Đảo: Gồm các dân tộc như Gia Rai, Chăm, Ê Đê, Chu Ru, Raglai. Dân tộc thuộc nhóm Nam Đảo có văn hóa mẫu hệ đặc sắc.
- Nhóm Hán: Gồm có các dân tộc như Ngái, Hán, Sán Dìu. Văn hóa các dân tộc này mang đậm bản sắc văn hóa phụ hệ.
Tất cả các dân tộc tại Việt Nam đều giỏi trong công tác đồng áng, làm lúa, ngô, khoai, sắn,.. và nhiều nghề thủ công mỹ nghệ tay nghề cao.
Đời sống sản xuất sinh hoạt hàng ngày của 54 dân tộc
Cộng đồng người Việt Nam anh em chúng ta có truyền thống trồng lúa nước. Dân tộc Việt Nam giỏi canh tác lương thực như lúa nếp, ngô, khoai, sắn, các loại rau, đậu. Người dân có thể canh tác được trên nương rẫy đồng bằng hoặc ruộng bậc thang với những vùng núi cao.
Đồng thời, 54 dân tộc Việt Nam các ngành nghề liên quan đến thủ công mỹ nghệ cũng rất phát triển như dệt vải, rèn, đan,… tay nghề của người dân đạt trình độ cao. Đã có nhiều làng nghề từ rất lâu đời, tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt hơn, phụ nữ sống tại những khu vực vùng cao rất giỏi trong việc thêu thùa, dệt vải. Họ có thể tự làm ra được những bộ trang phục, những đồ dùng độc đáo, chất lượng cho bản thân, cho gia đình và tạo ra được giá trị cho cộng đồng.
Trong đó, chợ phiên là nơi thể hiện được rõ nhất những nét đẹp văn hóa vùng cao. Nơi đây thể hiện toàn bộ được đời sống văn hóa, kinh tế của người dân. Bạn có thể chiêm ngưỡng được văn hóa trang phục, ẩm thực của người dân tộc, được nghe biểu diễn âm nhạc, thêu thùa, múa khèn múa trống,…
Ngoài ra, phụ nữ sống ở đồng bằng sẽ nổi bật hơn với khả năng làm đồng áng, nội trợ, thêu thùa, vườn tược, may vá. Hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ đồng bằng đó là chiếc áo bà ba, đội nón lá trong những dịp lễ hội.
Đặc điểm nổi bật của 54 dân tộc Việt Nam
54 dân tộc Việt Nam ta có nhiều nét văn hóa cực kỳ nổi bật. Mỗi dân tộc khác nhau sẽ mang một màu sắc riêng biệt khác nhau.
Văn hóa đặc trưng của một số dân tộc
Dưới đây là một số những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, bạn đọc hãy cùng đón xem nhé!
- Dân tộc ta có tính đoàn kết, thống nhất cao, cả đất nước đều chung sống hòa thuận với tinh thần bình đẳng, dân chủ, hòa bình.
- Quan niệm của dân ta chính là một khi đã sống chung một bờ cõi, chung vận mệnh lịch sử, tổ tiên, truyền thống thì phải có sự giúp đỡ, gắn bó bền chặt với nhau. Chúng ta luôn hỗ trợ nhau, tương trợ trong khó khăn, từ chiến tranh chống giặc xâm lược đến việc khắc chế được thiên tai lũ lụt.
- Hiện nay, các dân tộc tại Việt Nam đang ngày càng hòa nhập với nhau, sinh sống xen kẽ, không còn có nền kinh tế tách biệt, lãnh thổ tách biệt, mà cùng nhau phát triển đất nước nói chung.
- Do nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên và xã hội, hậu quả lâu dài từ lịch sử chịu áp bức bóc lột nên giữa các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ kinh tế và văn hóa.
- Các dân tộc thiểu số tại Việt Nam chiếm khoảng 13% dân số. Địa bàn sinh sống của họ nằm trên nhiều vùng huyết mạch của đất nước về an ninh, chính trị, quốc phòng, biên giới giao lưu quốc tế, hải đảo, núi cao,..
- Văn hóa đại gia đình, văn hóa cộng đồng tại Việt Nam luôn phát triển mạnh mẽ. Nền văn hóa dân tộc luôn được đề cao
Lưu ý
Trong 54 dân tộc, có một số dân tộc thiểu số có nhiều tên gọi khác nhau mà có thể bạn không biết.
- Dân tộc Brila còn có tên gọi khác là dân tộc Xơ Đăng hay dân tộc Giẻ Triêng.
- Dân tộc Mán còn có tên khác của các dân tộc như Dao, Sán Chay, Hơ Mông, Sán Dìu, Pu Péo.
- Dân tộc Xá còn có thể được gọi với cái tên là dân tộc Mường và dân tộc Thái.
- Trong nhiều trường hợp, người ta cũng có thể gọi người dân tộc Thổ là dân tộc Tày.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về 54 dân tộc Việt Nam ta. Qua đó, bạn đọc sẽ hiểu hơn về từng dân tộc, bản sắc văn hóa dân tộc cũng như thêm yêu đất nước Việt Nam ta phải không nào!