Trên đất nước ta, tại mỗi địa phương hằng năm lại tổ chức rất nhiều lễ hội đua thuyền khác nhau. Mỗi nơi mỗi hội đua thuyền sẽ lại có cách tổ chức, có điểm hấp dẫn riêng. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nét đẹp văn hóa trong hội đua thuyền ở nước ta nhé!
Tìm hiểu lễ hội đua thuyền là gì?
Lễ hội đua thuyền được biết đến là một lễ hội mang những nét đặc trưng, thể hiện hồn cốt của dân tộc Việt Nam ta. Theo ý nghĩa của người xưa, hội đua thuyền được tổ chức với mong muốn cầu mưa thuận gió hòa để người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong suốt một năm.
Tùy từng được phương mà những hội đua thuyền sẽ được tổ chức khác nhau, với luật lệ cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù ở bất cứ nơi đâu, trong các hội đua thuyền đều không thể thiếu những chiếc thuyền rồng được trang trí sặc sỡ sắc màu với cờ hoa bay phấp phới. Tất cả thể hiện tinh thần sẵn sàng ra trận, quyết tâm dành chiến thắng.
Tại các hội đua thuyền, người chơi sẽ là thường là thanh niên trai tráng trong độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Trên thuyền mỗi người sẽ đảm nhận những vị trí khác nhau như: lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và dân bơi. Khi có lệnh xuất phát, các thuyền ngay lập tức loa lên nhanh chóng. Bầu không khí trở lên sôi động, náo nhiệt với tiếng trống, tiếng mõ hòa reo.
Với sức trẻ – khỏe của mình, ai ai cũng đều đoàn kết, nỗ lực hết sức mình để chèo thuyền thật nhanh. Thuyền về đích sớm đầu tiên sẽ trở thành thuyền chiến thắng trong sự hò reo, cổ vũ nhiệt tình của người dân.
Lễ hội chèo thuyền bắt nguồn từ đâu?
Từ thời xa xưa tới nay, các lễ hội đua thuyền đã trở thành một phong tục đặc sắc, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt, đời sống thường ngày của người dân Việt Nam trong suốt thời gian qua. Dần dần trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam nói chung, người dân từng địa phương có lễ hội này nói riêng.
Theo tương truyền, người Việt ta từ xưa đã tổ chức những hội đua thuyền theo phong tục cúng lễ màu mưa và hạ thủy thuyền xuống sông. Tùy theo từng địa phương mà các hội đua thuyền có thời gian hình thành khác nhau. Hiện nay, ở nước ta có một số lễ hội đua thuyền phổ biến, nổi tiếng và nguồn gốc của từng lễ hội này có thể kể lại như sau:
Nguồn gốc lễ hội chèo thuyền Lệ Thủy (Quảng Bình)
Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy, Quảng Bình có nguồn gốc bắt nguồn từ những phong tục cúng lễ cầu mưa, hạ thủy xuống sông của người dân Lệ Thủy từ xa xưa. Theo lời tương truyền, vùng đất Lệ Thủy xưa người ta thường truyền nhau rằng cầu mưa “lấy nước để uống, lấy ruộng để cày”.
Người dân vì thế vào mỗi mùa mua đều cúng lễ và đẩy thuyền xuống sông cầu mưa. Theo thời gian dần dần thành ngày lễ hội chung và người dân Lệ Thủy tập hợp nhau lại để đua thuyền hằng năm.
Nguồn gốc lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Tại Đà Nẵng, những hội đua thuyền đầu năm đã trở thành phong tục, nét đẹp trong văn hóa của người dân nơi đây hàng năm. Về nguồn gốc, người ta nói rằng lễ hội trên sông nước này đã có lịch sử hàng trăm năm gắn liền với sự hình thành, phát triển và cuộc sống lâu đời của người dân Đà Nẵng từ xưa.
Theo lời kể của người xưa truyền lại, tại Đà Nẵng hằng năm, vào thời điểm năm mới đất trời giao thoa, người dân nơi đây sẽ tổ chức những lễ hội đua thuyền. Mục đích mong muốn khơi thông sông rạch, cầu cho một năm thời tiết mưa thuận gió hòa, người dân có cuộc sống sung túc, đầy đủ và ấm no.
Dòng sông Cu Đê – đây là nơi gắn liền với nguồn gốc hình thành của lễ hội được tổ chức để đua thuyền tại Đà Nẵng. Vào mỗi dịp lễ hội này diễn ra, xung quanh bờ sông đều được trang trí cờ hoa rực rỡ để làm tăng thêm phần không khí náo nhiệt của lễ hội này.
Lễ hội đua thuyền truyền thống và ý nghĩa của nó
Tại từng địa phương, việc tổ chức hội đua thuyền theo truyền thống sẽ có những ý nghĩa nhất định đối với địa phương và người dân của nơi đó. Tuy nhiên, dù ở nơi đâu, người dân khi tổ chức những lễ hội này đều mong muốn, gửi gắm những mong ước cho một năm mưa thuận gió hòa để người bà con người dân có cuộc sống đầy đủ, sung túc và ấm no.
Với hội đua thuyền phổ biến tại Lệ Thủy (Quảng Bình), người dân tổ chức hội đua thuyền gắn liền với ý nghĩa nghĩa để chào mừng Tết Độc Lập 2/9 – Ngày Quốc Khánh của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta. Vì vậy, theo thời gian, với ý nghĩa này mà người dân hàng năm luôn cố gắng để có thể tổ chức hội đua thuyền sôi động, hấp dẫn trên dòng sông Kiến Giang.
Hay với người dân Đà Nẵng, hội đua thuyền tại mảnh đất này cũng như thu hút rất nhiều địa phương lân cận khác tham gia như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế,…với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mong cho người dân no đủ, sung túc cả năm. Như vậy, đội nào về đích đầu tiên trong hội đua thuyền được xem là có một năm thành công, thuận lợi trong cuộc sống, công việc.
Lễ hội chèo thuyền được tổ chức vào ngày bao nhiêu?
Tại mỗi địa phương, hằng năm sẽ tổ chức hội đua thuyền vào những ngày khác nhau. Tuy nhiên, dù là vào giai đoạn nào cũng đều mang ý nghĩa nhất định đối với từng địa phương, đều thể hiện những mong ước riêng của người dân ở từng giai đoạn.
Thời gian cụ thể tổ chức một số lễ hội đua thuyền phổ biến, nổi tiếng tại một số địa phương cụ thể như sau:
- Hội đua thuyền truyền thống tại Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình: Hội đua thuyền nổi tiếng khắp cả nước này sẽ được tổ chức vào ngày 2/9 hằng năm. Địa điểm tại sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy. Nguyên nhân người dân tổ chức hội đua thuyền vào thời điểm này là để bày tỏ lòng thành kính, sự ghi nhớ công ơn của người dân Quảng Bình cũng như người dân Việt Nam đã hy sinh để có nền độc lập dân tộc như ngày nay.
- Hội đua thuyền Đà Nẵng cũng là một hội đua thuyền nổi tiếng ở nước ta. Tại Đà Nẵng, vào thời điểm tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây và người dân các tỉnh lân cận khác sẽ tổ chức, tham gia rất nhiều lễ hội đua thuyền khác nhau. Những hội đua thuyền trên dòng sông Hàn tại quận Liên Chiểu đã trở thành điểm đến thu hút khách du lịch vào thời điểm tháng Giêng âm lịch hàng năm.
- Hội đua thuyền ở Quảng Ngãi, hằng năm đều được tổ chức ở 3 nơi là Bình Châu (Sa Kỳ), Tịnh Long (Sơn Tinh) và đảo Lý sơn vào mùng bốn, mồng năm tháng Giêng Âm Lịch. Người dân vào thời điểm này sẽ nô nức kéo về 3 địa điểm trên để tham gia, cổ vũ các hội đua thuyền. Người dân nơi đây tham gia đều mong rằng sẽ có một năm làm ăn khấm khá, phát đạt và may mắn.
Lễ hội đua thuyền – Lễ hội sôi động, hút khách du lịch
Dù được tổ chức ở bất cứ nơi đâu, tại bất kỳ địa phương nào, hội đua thuyền không chỉ thể hiện giữ gìn giữ, phát huy nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương. Mà hội đua thuyền còn là một điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm đến tham gia, trải nghiệm.
Ở bất kỳ lễ hội đua thuyền nào, ngay từ tờ mờ sáng, người dân đã nô nức kéo nhau ra các bờ sông tổ chức đua thuyền để chuẩn bị, để cổ vũ cổ đội đua thuyền của mình giành chiến thắng. Không khí ngày một đông đúc, náo nhiệt khi ai ai cũng cố gắng tìm kiếm cho mình những vị trí đẹp nhất để có theo dõi, thưởng thức trọn vẹn được hội đua thuyền.
Sau khi tiếng còi khai cuộc chính thức được cất lên, những thuyền bắt đầu lao vun vút về phía trước trong không khí hò reo sôi động của người dân. Kết hợp cùng với tiếng hò reo cổ vũ đó chính là tiếng kèm, tiếng trống hay tiếng mõ.
Tất cả đều khiến cho hội đua thuyền thêm phần hấp dẫn, thú vị trong sự cổ vũ cuồng nhiệt khiến khách du lịch cảm thấy vô cùng thích thú. Dù đội nào giành chiến thắng, tất cả người dân cũng đều vui mừng để chúc mừng, thể hiện tinh thần gắn bó, đoàn kết của người dân Việt Nam ta.
Đây cũng chính là lý do khiến khách du lịch ngày càng tìm đến những hội đua thuyền của các địa phương nhiều hơn để có thể thưởng thức những trận đua thuyền hấp dẫn, thú vị của người dân Việt Nam.
Kinh nghiệm, lưu ý khi đến hội đua thuyền Quảng Bình
Hiện nay, rất nhiều khách du lịch có nhu cầu muốn theo dõi, trải nghiệm không khí náo nhiệt, sôi động của những hội đua thuyền đều tìm đến Quảng Bình – nơi nổi tiếng với hội đua thuyền Lệ Thủy
Nếu như bạn cũng đang có nhu cầu đến lễ hội đua thuyền vào dịp 2/9 tới đây thì hãy bỏ túi một số kinh nghiệm và chú ý chia sẻ từ chúng tôi dưới đây để có thể tận hưởng một hội đua thuyền đáng nhớ nhất nhé!
- Hãy ưu tiên mặc đồ rộng rãi, thoải mái khi tham gia vào những hội đua thuyền để có thể tận hưởng, hòa mình vào không khí sôi động, đông đúc của các hội đua thuyền tại Quảng Bình.
- Hãy đảm bảo yếu tố sức khỏe của bản thân khi lựa chọn tham gia hội đua thuyền tại Quảng Bình. Với không khí cổ vũ náo nhiệt nơi đây, nếu như bạn không có sức khỏe tốt chắc chắn sẽ không đủ năng lượng để cổ cũ cho một ngày dài đua thuyền.
- Hãy tuân thủ đúng nội quy, quy định tại hội đua thuyền Lệ Thủy để đảm bảo có một buổi lễ hội an toàn, diễn ra suôn sẻ theo đúng ý nguyện của người dân nơi đây.
Tổng kết
Lễ hội đua thuyền trong tương lai chắc chắn sẽ vẫn giữ nguyên được nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam ta. Mong rằng với những thông tin trên các bạn đã có thể hiểu hơn về một lễ hội văn hóa ấn tượng, chắc chắn bạn phải thử tham gia trải nghiệm một lần hội đua thuyền tại nước ta nhé!