văn hóa việt namVăn hóa Việt Nam nổi bật, thú vị, đậm đà bản sắc...

Văn hóa Việt Nam nổi bật, thú vị, đậm đà bản sắc dân tộc

Văn hóa Việt Nam có những nét đặc trưng rất riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy, ở Việt Nam có những khái niệm thú vị, kích thích sự tìm hiểu của mọi người về nền văn hoá độc đáo này. Nền văn hoá đa dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo rất đa dạng, nhiều màu sắc.

Văn hoá Việt Nam và các khái niệm thú vị

Nền văn hoá còn được thể hiện qua các di tích, di sản vật thể và phi vật. Những vùng miền khác nhau đều có những văn hoá mang những màu sắc riêng. Tạo nên một nền văn hoá hấp dẫn, thu hút mọi người trong nước cũng như là thế giới tìm hiểu về nền văn hoá này.

Văn hoá Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành và phát triển một đất nước. Nó bao gồm những giá trị về ngôn ngữ, tôn giáo, nếp sống,.. Ngoài ra, nó còn thể hiện qua những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mang tính đậm đà bản sắc dân tộc. Điển hình như đền thờ vua Hùng, Vịnh Hạ Long,…

Việt Nam là nước có lịch sử phát triển lâu dài, có rất nhiều dân tộc đang chung sống trên lãnh thổ nước ta. Điều đó góp phần tạo nên sự đa dạng, nổi bật của văn hoá của người Việt Nam. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc sắc riêng, mang nhiều màu sắc khác nhau. Với những câu chuyện hấp dẫn và thú vị xoay quanh nền văn hoá độc đáo của văn hoá Việt Nam như chuyện Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh,…

Nền văn hoá lúa nước nổi tiếng của nước ta

Nền văn hoá lúa nước nổi tiếng của nước ta
Nền văn hóa lúa nước nổi tiếng của Việt Nam 

Việt Nam là nước có lãnh thổ ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới. Mạng lưới sông ngòi của nước ta rất dày đặc, mang đến nguồn phù sa dồi dào. Do đó, các ngành nông nghiệp rất phát triển, đặc biệt là lúa nước.

Để cho ra những hạt lúa, gạo chất lượng người dân đã rất vất vả. Quá trình trồng lúa nước diễn ra rất nhiều giai đoạn. Mặt khác, việc trọng lúa nước còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất,… Nhưng chủ yếu là phụ thuộc vào nước, lượng nước phải đạt tiêu chuẩn thì cây lúa nước mới có thể phát triển tốt.

Từ đó nền văn hoá Việt Nam có một số câu ca dao, tục ngữ nói về kinh nghiệm của việc trồng lúa như “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Bữa ăn của người dân Việt Nam chủ yêu là cơm, là sản phẩm của cây lúa.

Văn hóa Việt Nam từ giá trị truyền thống, gia đình 

Giá trị truyền thống, gia đình là một phần không thể thiếu của nền văn hoá của người Việt Nam. Giá trị văn hoá gia đình truyền thống đối với người Việt Nam rất quan trọng. Nó là một phần để tạo nên sự nổi bật của nền văn hoá.

Văn hóa trong việc thờ phụng cha ông

Thờ cúng của người Việt là hành động rất ý nghĩa, tình cảm đối với tổ tiên, tôn giáo của họ. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở vị trí cao và trang trọng nhất trong ngôi nhà. Bàn thờ được trang trí trang nghiêm, lộng lẫy. Thời gian thờ cúng tổ tiên thì không giới hạn.

Ngoài ra, người Việt cũng rất coi trọng mồ mả, ngày giỗ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Hằng năm, đến ngày giỗ, mỗi gia đình Việt đều làm mâm cơm cúng cho tổ tiên nhằm để tưởng nhớ và dành tình cảm tôn kính đối với tổ tiên. Hành động tôn kính tổ tiên ấy là một trong những nét đặc sắc của nền văn hoá của người Việt Nam.

Văn hoá Việt Nam: gia đình truyền thống

Văn hoá Việt Nam: gia đình truyền thống
Văn hóa Việt Nam thể hiện qua gia đình, cộng đồng 

Văn hoá của người Việt Nam cũng bao gồm giá trị văn hoá gia đình truyền thống. Gia đình truyền thống có nghĩa là kính trọng người lớn tuổi, yêu quý trẻ nhỏ và đề cao tình nghĩa vợ chồng. Cha mẹ yêu thương, nuôi nấng và dạy dỗ con cái nên người. Con cái hiếu thảo với cha mẹ. Các anh, chị em trong gia đình yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau.

Trong nền văn hoá Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Chẳng hạn như “Anh em như thể tay chân”, “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông hương mặc người”,… Gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi sinh ra, nuôi ta khôn lớn. Tình cảm gia đình thật là thiêng liêng và rất trân quý.

Đậm đà tính cộng đồng, tự trị trong văn hóa

Tính cộng đồng, tự trị trong văn hóa Việt Nam cũng là một phần tạo nên sự đặc sắc của nền văn hoá của người Việt Nam. Nó được hình thành từ rất lâu và ngày càng phát triển, phổ biến hơn. Tính cộng đồng và tính tự trị được thể hiện rõ nét qua nhiều hình thức khác nhau.

Sự xuất hiện của làng Việt trong nền văn hóa

Văn hoá của người Việt Nam mang tính cộng đồng, tự trị gắn liền với các hoạt động của người dân trong quá trình sinh hoạt, lao động. Từ thời phong kiến, làng Việt đã xuất hiện một cách rất độc đáo. Làng được hình thành gồm nhiều dòng họ chung sống với nhau. Mỗi làng Việt đều có những giá trị văn hoá, giá trị thẩm mỹ riêng thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Tính cộng đồng của làng Việt trong nền văn hóa Việt Nam 

Tính cộng đồng của làng Việt trong nền văn hóa Việt Nam 
Tính đoàn kết cộng đồng trong văn hóa Việt Nam 

Mối quan hệ của các thành viên trong làng được gắn bó rất chặt chẽ và mật thiết với nhau. Họ đoàn kết với nhau trong cách sinh hoạt, lao động như trồng trọt, chăn nuôi,…. Trong việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá và trao đổi hàng hoá, họ cũng rất thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

Tín ngưỡng của văn hoá Việt Nam được thể hiện qua các ngôi đình, miếu, đền thờ,…. Cách sinh hoạt tín ngưỡng hoặc sinh hoạt văn hoá của các gia đình trong làng như tiệc cưới, mừng thọ, mừng nhà mới,…Đối với người Việt, làng  còn được xem như là quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn, là quê hương của họ.

Tính tự trị của làng Việt trong nền văn hóa Việt Nam 

Dưới thời phong kiến, làng Việt được ví như là một xã hội thu nhỏ của Việt Nam. Làng đã thể hiện rất rõ tính tự trị thông qua các hình thức khác nhau. Các làng khác nhau có những nét đặc trưng khác nhau như kiến trúc đình, chùa,… cách sinh hoạt cũng có nét rất riêng biệt.

Mỗi làng đều tính dân chủ, mọi thành viên đều được bàn bạc công việc của làng. Những công việt đó sẽ được thực hiện sau khi có sự nhất trí của Hội đồng bô lão. Điều đó chó thấy, làng là một thực thể tự trị nhưng làng và nước lại có quan hệ rất mật thiết và chặt chẽ với nhau.

Có rất nhiều câu ca dao nói về mối quan hệ của làng góp phần tạo nên đậm đà bản sắc trong nền văn hoá của người Việt Nam. Ví dụ như “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, “Sống ở làng, sang ở nước”,…

Văn hóa Việt Nam luôn đề cao vai trò phụ nữ 

Trong văn hoá Việt Nam, hình ảnh người phụ nữ rất được đề cao. Về tín ngưỡng, dân gian có rất nhiều câu chuyện về những vị nữ thánh, tôn vinh các vị nữ thần. Những vị ấy được thờ cúng ở khắp các làng, xã.  Ví dụ như Thánh Mẫu, Quốc Mẫu  Âu Cơ,…

Văn hóa Việt Nam luôn đề cao vai trò phụ nữ 
Vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam

Mặt khác, những người phụ nữ đã hy sinh vì dân vì nước, có công lớn đối với đất cũng được thờ phụng. Họ trở thành những tấm gương sáng để học hỏi và noi theo như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, cùng với các bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

Hình ảnh người phụ nữ phụ nữ còn được thể qua các tác phẩm văn học nổi tiếng. Các tác phẩm nói về tính cách người phụ nữ Việt Nam. Nó mang đến cho mọi người sự gần gũi đối với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam lúc bấy giờ. Ngoài ra, chúng ta có thể vai trò của người mẹ trong mỗi gia đình. Người mẹ giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong văn hoá gia đình Việt Nam.

Nền văn hóa trong nước rất coi trọng nông nghiệp

Văn hoá Việt Nam gồm có văn hoá coi trọng nông nghiệp. Lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía đông – nam nên có nền văn hóa gốc nông nghiệp, coi trọng và phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Lãnh thổ nước ta nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn.

Thuận lợi về tự nhiên

Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới và mưa nhiều. Với tình hình khí hậu đó rất thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp. Nguồn phù sa của nước ta rất màu mỡ do có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Hệ thống sông ngòi cung cấp nước để tưới tiêu.

Nước ta có diện tích đất, đồi núi rất lớn, chứa nhóm đất phù hợp để tạo điều kiện phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp khác nhau. Vùng đồng bằng của nước ta rộng lớn, với lượng phù sa được bù đắp mỗi năm qua các con sông màu mỡ. Đó là điều kiện thích hợp để phát triển các loại cây lương thực.

Thuận lợi khác

Thuận lợi khác
Văn hoá Việt Nam được thế giới quan tâm 

Nhà nước có nhiều chính sách để phát triển ngành nông nghiệp. Từ trước đến nay, nước ta chú trọng phát triển các ngành nông nghiệp. Luôn tạo điều kiện tốt nhất để người dân trồng trọt, thâm canh hợp lý.

Khó khăn

Khí hậu nước ta thay đổi thất thường, thường xuyên có thiên tai như bão, lũ,…. Làm ảnh hưởng tiêu cực đến vụ mùa của người dân. Địa hình bị chia cắt gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp về quy mô. Tuy nhiên, nhà nước ta đã có những biện pháp để khắc phục những hậu quả. Nhà nước ta luôn tạo điều kiện của người dân phát triển các ngành nông nghiệp.

Tình yêu nước, ý thức quốc gia trong văn hóa Việt Nam

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước và đoàn kết của nhân dân ta đã được chứng minh. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam đã chiếu đấu chống giặc ngoại xâm, chống phong kiến và cả đế quốc thực dân. Nước ta đã phá vỡ mọi âm mưu xâm lược của các thế lực thù địch.

Nước Việt Nam ta đã gặp không ít khó khăn trong quá trình đấu tranh bảo vệ đất nước. Nhân dân ta đã đứng lên bảo vệ nền độc lập của đất nước với những vũ khí và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Với ý chí cao, không chịu khuất phục, nhân dân ta đã giành thắng lợi rất nhiều chiến tranh. Đó cũng là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt và tình đoàn kết của nhân dân ta.

Kết luận

Hiện nay, tinh thần yêu nước và ý thức giữ gìn nền văn hoá Việt Nam của nhân dân ta ngày càng được nâng cao. Người Việt luôn tự hào về giá trị văn hoá yêu nước này. Từ những chiến tích lịch sử, những khu di tích lịch sử và những câu ca dao, tục ngữ đều nói đến tinh thần yêu nước. Ngoài ra còn có những tượng đài, đền thờ để tưởng nhớ và biết ơn những người có công với đất nước.

XEM NHIỀU NHẤT