Nu na nu nống được biết đến là một trong số rất nhiều những trò chơi dân gian đã ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều người Việt Nam. Đây là trò chơi phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau, nhất là các bé mầm non. Nó giúp các bé có thể vừa học đếm, học hát theo cách chơi vui vẻ và đoàn kết.
Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi nu na nu nống
Theo nghiên cứu, trò chơi này có từ thời Hán thuộc rồi sau đó du nhập vào nước ta và điều này chứng tỏ nó đã rất lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm cho đến nay vẫn còn tồn tại. Mặc dù có những biến thể khác nhau nhưng nhìn chung trò chơi nu nống vẫn giữ nguyên bản chất ban đầu.
Nu na nu nống là trò chơi phù hợp với các bạn nhỏ cấp mầm non và học tiểu học. Xét về cơ bản thì ai cũng có thể tham gia, kể cả người lớn, già trẻ cho đến hái hay trai. Người lớn có thể tổ chức cho các bạn nhỏ chơi với nhau và tham gia với vai trò là người quản trò tổ chức.
Đối với các trường mầm non hiện nay, ngay từ đầu năm học nhà trường có thể chỉ đạo cho giáo viên đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động học tập, vui chơi lễ hội tại trường lớp. Bởi nó không chỉ giúp các bé phát triển tư duy mà còn là phương tiện giúp cho đời sống tinh thần của trẻ ngày càng phong phú hơn và đáp ứng nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh.
Quy luật của trò chơi
Xét về quy luật, số lượng người tham gia cho trò chơi này dao động từ 3 – 10 trẻ và nói chung thì càng đông càng vui. Thế nhưng lượng người chơi phù hợp nhất đó là từ 4 – 6 bởi độ dài của bài đồng giao có hạn. Các bé ngồi sát cạnh với nhau, chân duỗi ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc bài đồng dao. Nếu như người tham gia đông bạn có thể sắp xếp các bé ngồi thành vòng tròn với nhau để chơi.
Cách chơi nu na nu nống
Sẽ có một người được làm chủ trò chơi và cần xác định người đầu tiên trong vòng chơi. Mỗi một từ trong bài đồng giao khi đọc lên sẽ có một người làm chủ đập nhẹ vào chân. Tư “Nu” khi đọc sẽ đập nhẹ vào chân của bé thứ nhất, tiếp theo mỗi từ sẽ tương ứng với chân của các bé tiếp theo. Cứ tiếp tục như vậy cho đến bé cuối cùng rồi lại quay ngược lại cho đến khi hết bài đồng dao.
Có 2 cách để chọn ra người chiến thắng của trò chơi nu na nu nống, đó là:
- Cách thứ nhất: Khi hát đến chữ cuối cùng của bài đồng dao, chân của bé nào gặp từ “Trống” cuối cùng sẽ co chân lại và ai là người co đủ hai chân đầu tiên sẽ về nhất, kế tiếp đó về thứ hai, thứ ba. Bé còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc của ván chơi đó.
- Cách thứ 2: Bé nào co đủ hai chân đầu tiên sẽ là người thắng cuộc trong trò chơi này.
Bạn chơi nào rút chân chậm sẽ bị phạt và hình phạt sẽ được quy định ngay từ đầu. Đó có thể là nhảy lò cò, búng tai, hay chạy một vòng xung quanh những người cùng chơi. Trò chơi sẽ kết thúc chúng ta sẽ bắt đầu lại trò chơi từ đầu. Ta có thể lựa chọn người quản trò mới và bắt lượt chơi mới.
Ý nghĩa của nu na nu nống
Trò chơi nu na giúp trẻ em có thể vận động tay nhẹ nhàng và gia tăng khả năng để ý, quan sát. Nó cũng giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ bằng việc học thuộc bài đồng dao. Trong quá trình đọc sẽ giúp các bé rèn rũa khả năng phát âm rõ, rành mạch và nhấn nhá theo nhịp điệu.
Trò chơi dân gian này rất đơn giản, không phải chạy nhảy, vận động nhiều cho nên cũng không cần chú ý nhiều trong quá trình chơi. Để tránh xảy ra tình trạng tranh cãi các bạn hãy phổ biến luật chơi cụ thể để các bé đều hiểu và biết.
Cũng giống nhiều trò chơi dân gian có đồng giao khác, trò nu na cũng rất dễ chơi, hoạt động nhẹ nhàng với mục đích rèn luyện khả năng phát âm và học thuộc dành cho các bạn nhỏ. Vậy nên các bậc cha mẹ có thể tổ chức thường xuyên cho bé nhà mình giải trí cũng như là cách để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Giải nghĩa bài đồng dao nu na nu nống
Bài hát đồng dao cùng tên với trò chơi và yêu cầu tối thiểu là 3 người cùng chơi và càng nhiều càng vui. Lời bài hát dẫn đơn giản, dễ thuộc và dễ chơi, phù hợp với độ tuổi mầm non.
Phiên bản 1: “Nu na nu nống/Đánh trống phất cờ/Mở cuộc thi đua/Chân ai sạch sẽ/Gót đỏ hồng hào/Không bẩn tí nào/Được vào đánh trống”.
Phiên bản 2: Nu na nu nống/Cái cống nằm trong/Con ong nằm ngoài/Củ khoai chấm mật/Bụt ngồi bụt khóc/Con cóc nhả ra/Con gà ú ụ/Nhà mụ thổi xôi/Nhà tôi nấu chè/Tay xòe chân rụt.
Phiên bản 3: “Trồng đậu trồng cà/Hoa hòe hoa khế/Khế ngọt khế chua/Cột đình cột chùa/Hai tay ông cột/Cây cam cây quýt/Cây mít cây hồng/Cây đa cây nhãn/Ai có chân, có tay thì rụt.”
Bài đồng giao không có đề tài tập trung
Bài đồng giao chỉ là câu thơ chắp vá lại với nhau tạo nên sự vần von và ý nghĩa rời rạc, không đồng nhất, có khi đang là câu nọ lại nhảy sang câu kia. Ví dụ như đang là “cái cống nằm trong, con ong nằm ngoài” lại chạy sang “Củ khoai chấm mật” hay “Phật ngồi phật khóc”.
Thế nhưng xét cho cùng nó vẫn có cái lý của nó và được trẻ em thích thú cũng như phù hợp với đặc điểm của các em. Cơ bản nhất đó chính là các bé có thể tiếp thu thông qua ấn tượng chứ không phải lý luận.
Đồng giao nu na nu nống có tác dụng rèn luyện trí nhớ
Trẻ em khi thuộc bài đồng giao không thuộc một cách thụ động mà với sự hứng thú của mình. Kho tham gia trò chơi các bé sẽ bước vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự nguyện, không có sự gò bó ép buộc gì ở đây.
Đồng giao – Cuốn từ điển chứa kho từ vựng phong phú
Đối với các bạn nhỏ ở độ tuổi mầm non thì bài đồng giao nu na nu nống với số lượng từ ít như này sẽ góp phần giúp các em nhận thức được tự nhiên xã hội một cách chi tiết nhất. Trong lời bài đồng giao cũng nêu lên nhiều hành động thiết thực với cuộc sống thường ngày như củ khoai – chấm mật, con cóc – nhả ra, con gà – ú ụ, nhà mụ – nhả ra…
Ngôn ngữ đồng giao có cần có nhịp
Ngữ nghĩa không phải là yếu tố được quan tâm ở đây mà các bạn nhỏ hãy quan tâm chú ý đến ngữ âm cũng như nhịp vần. Đây là lời nói vần, một bước trung gian từ ngôn ngữ giao tiếp cho đến thơ văn dân gian.
Trò chơi nu nống luôn diễn ra với không khí vui tươi hồ hởi thông qua lời nói, tiếng reo hò của những người tham gia. Tất cả đã mang đến sự nhộn nhịp, sôi nổi và hứng khởi dành cho các em nhỏ.
Kết luận
Như vậy có thể nói, nu na nu nống là trò chơi dân gian quen thuộc đối với trẻ em vùng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sở hữu luật và cách chơi đơn, bạn có thể chơi cùng con và thành viên trong gia đình để thư giãn cũng như gắn kết tình cảm giữa mọi người với nhau nhiều hơn.