Ngoài áo dài, ở Việt Nam còn có rất nhiều mẫu áo trang phục truyền thống khác nhau trải đều khắp mảnh đất hình chữ S. Nếu ở Kinh Bắc có áo tứ thân thì vùng Nam Bộ lại nổi tiếng với áo bà ba. Từng loại trang phục truyền thống ở Việt Nam đều mang trong mình quá trình hình thành lịch sử lâu dài cùng tầng ý nghĩa sau đó. Vậy ý nghĩa của chiếc áo này là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Áo bà ba là gì?
Áo bà ba hay còn được biết đến là áo cánh. Nguồn gốc ra đời của chiếc áo này có rất nhiều tư liệu ghi lại. Có người nói rằng chiếc áo này xuất hiện ở thế kỷ 19 do nhà chính trị Trương Vĩnh Ký cách tân từ áo của người đảo Penang.
Trong cuốn : “Nghi thức và lễ bái của người Việt Nam”, nhà văn Sơn Nam đã giải thích rằng người Nam Bộ thích mặc áo vải đen của người Bà-ba nên gọi là áo bà ba. Tuy nhiên trên thực tế không có dân tộc nào gọi là Bà-ba mà chỉ có người Peranakan.
Những người phụ nữ Peranakan có một loại áo cánh giống gọi là kebaya. Như vậy có thể nói thông qua việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa thì người Việt Nam đã có giao thoa văn hóa với người Peranakan để có chiếc áo ngày nay.
Đâu là sự ra đời của chiếc áo cánh truyền thống?
Hiện nay, các nhà sử học vẫn chưa khẳng định được rõ ràng nguồn gốc của chiếc áo vải mềm bà ba này từ đâu. Theo đó, có một số giả thiết vẫn được nhiều người chấp nhận. Cụ thể:
- Giả thiết 1: Áo bà ba xuất hiện từ thời nhà Hậu Lê (1442 – 1789) ở Nam Bộ do có sự tác động của người Chăm.
- Giả thiết 2: Chiếc áo này có vẻ giống như chiếc “áo đàn ông cổ tròn và cửa ống tay hẹp” mà Lê Quý Đôn (1726 – 1784) đã cho rằng khi nói về người dân xứ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ thứ 18.
- Giả thiết 3: Xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ thứ 19 do nhà giáo dục học, ngôn ngữ học Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) biến tấu từ kiểu áo của người dân đảo Pénang (Malaysia)
- Giả thiết 4: Theo nhà văn, nhà báo Sơn Nam (1926 – 2008), áo bà ba được truyền bá vào nước ta từ cuối thế kỷ thứ 19.
- Giả thiết 5: Một quan niệm khác cho rằng áo bà ba có thể được cách tân từ các kiểu áo lá và áo xá xẩu may từ cho vải buồm đen của những công nhân người Hoa.
Hiện nay, xuất xứ thực sự của loại áo này vẫn còn là một ẩn số. Có một điều mà ai cũng phải công nhận, đó là chiếc áo vải mềm bà ba thực sự đã trở thành một nét đẹp của văn hóa truyền thống, một biểu tượng cho sự dịu dàng, đằm thắm nhưng không kém phần tươi tắn, khỏe mạnh của người con gái Nam Bộ xưa và nay.
Đặc điểm nổi bật của áo
Trải qua nhiều thời kỳ đổi mới và phát triển khác nhau, áo bà ba cũng có nhiều đổi thay với nhiều diện mạo mới. Với loại áo truyền thống, vốn không có cổ, thân sau áo là tấm vải nguyên không ghép nối với phần thân trước gốm hai tà tách biệt được gắn kết khi mặc bằng ngang hàng cúc áo.Với áo nữ, để tôn lên những nét đẹp tự nhiên cơ thể của người phụ nữ, chúng được siết eo nhẹ nhàng hai bên hông và xẻ tà vừa phải.
Ở những thế kỷ trước, áo bà ba xuất hiện gắn liền với hình ảnh của người nông dân Nam Bộ, những người nông dân giản dị, chất phác cùng tấm áo nâu hoặc đen và chiếc khăn rằn như đã in sâu đậm vào hình ảnh người con Nam Bộ.
Ngày nay, không chỉ phong phú trong chất liệu áo, màu sắc mà còn cả những kiểu dáng cũng được thiết kế linh động hơn, phù hợp hơn với xu thế và phong cách thời trang mang tính hiện đại của người mặc. Một điểm nhấn đặc biệt không thể không kể tới ở chiếc áo bà ba hiện đại là sự xuất hiện của những loại cúc áo khác nhau làm nên những điểm nhấn ấn tượng cho kiểu mẫu hiện đại.
Sự thay đổi ngoạn mục theo dòng thời gian
Loại áo này vốn không có cổ. Thân của áo được may bằng vải nguyên và thân trước được chia làm hai mảnh, kết lại với nhau bằng hàng cúc. Những chiếc áo bà ba vải mềm bà ba được thiết kế cho nữ thường siết nhẹ eo ở hai bên hông để giúp tôn lên đường cong hoàn mỹ của cơ thể. Qua từng thời kỳ, được biến đổi đa dạng theo nhiều kiểu khác nhau, cụ thể như:
Đậm màu sắc cổ điển
Chiếc áo vải bà ba cổ điển thường có màu đen than bởi nó sạch và dễ giặt giũ, rất thích hợp khi làm công việc đồng lúa. Vải áo dùng để may cũng là loại vải dễ giặt, dễ khô như vải ú, vải sơn đầm, vải tám,….Đồng thời để giúp mọi người làm việc dễ dàng và thoải mái hơn, chiếc áo thường được thiết kế may rộng và xẻ tà.
Bởi sự thoải mái và tiện lợi như vậy nên người dân Nam Bộ, dù trai hay gái, cũng đều mặc cả lúc đi làm, đi chợ lẫn khi đi chơi. Riêng đi chơi, người dân ở đây thường chọn những chiếc áo có màu sắc tươi, nhẹ nhàng hơn được làm từ chất liệu vải đắt tiền như lụa, sa tanh,….
Hình ảnh của thời hiện đại
Do sự thay đổi về văn hóa, những chiếc áo bà ba cũng đã được thay đổi, cách tân để phù hợp hơn xã hội và con người thời hiện đại. Hiện nay, áo hầu như không còn thẳng và rộng như xưa mà được may hẹp hơn, làm rõ eo bụng, eo ngực để giúp tôn thêm dáng vẻ cho người mặc. Ngoài ra, chúng còn được thiết kế độc đáo và sáng tạo với các kiểu cổ tay, chắp vai,…..
Bên cạnh kiểu dáng, sự chuyển biến mới mẻ của ngành công nghiệp may mặc cũng mang lại nhiều sự thay đổi. Loại áo này hiện nay không chỉ đa dạng về kiểu dáng mà còn được phân thành nhiều loại vải với màu sắc khác nhau. Hàng nút cài áo cũng được đổi mới, cách tân thành cúc áo hay nút bấm đa dạng theo thiết kế theo kiểu phương Tây.
Do mang rõ nét văn hóa truyền thống của dân tộc nên hiện nay, áo bà ba vẫn thường được sử dụng nhiều trong các buổi biểu diễn nghệ thuật để thể hiện cho hình ảnh người con gái Nam Bộ hiền hòa, đằm thắm, dịu dàng nhưng không kém phần khỏe khoắn, vui tươi và năng động. Vì vậy nếu đang có nhu cầu sử dụng mẫu áo này cho chương trình biểu diễn, bạn cũng có thể tìm đến một số cửa hàng cho thuê mượn giá cả uy tín, chất lượng để được cung cấp dịch vụ.
Biểu tượng lưu giữ nét đẹp văn hóa đất phương Nam
Cũng giống như những loại trang phục khác như: áo tứ thân, áo dài…áo lụa bà ba cũng có mang cho mình ý nghĩa riêng. Nhắc đến dòng áo này, người miền Nam sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những người chị, người mẹ, người bà vừa mộc mạc, chất phác vừa thân thương, gần gũi.
Đó là hình ảnh tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, mạnh mẽ, kiên cường trong hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt. Bên cạnh đó hình ảnh này còn tượng trưng cho nét dịu dàng nhưng quyến rũ của người phụ nữ Nam Bộ.
Biểu tượng cho người chị, người mẹ ở miền Nam
Người Việt Nam khi nhắc đến hình ảnh áo vải mềm đen thường nghĩ đến ngay về người chị, người mẹ và người bà ở miền Nam, đó là những người phụ nữ vừa mộc mạc lại vừa giản dị, gần gũi. Mỗi khi về vùng quê Nam Bộ bạn có thể nhìn thấy hình ảnh của những con người chèo thuyền, hoạt động sông nước với chiếc áo bà ba truyền thống cùng chiếc nón quen thuộc.
Đó cũng tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ, kiên cường trong các cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ luôn gắn với 3 vật bất ly thân đó là: nón lá, khăn rằn và áo bà ba. Những hình ảnh của những người phụ nữ xông pha trong chiến đấu vẫn đẹp và anh dũng cho đến ngày nay.
Áo lụa bà ba gắn liền với lịch sử, tuổi thơ của mỗi người con Việt
Áo bà ba chưa bao giờ bị quên lãng. Dù cuộc sống có nhiều sự tiến triển, hội nhập nhưng ý nghĩa của chiếc áo này vẫn tồn tại với cuộc sống của người Nam Bộ. Vì nó đã gắn liền với lịch sử, tuổi thơ của mỗi người con đất Việt, xuất hiện trong các tác phẩm nghệ thuật, xuất hiện ở các trận chiến tranh giành lại độc lập đất nước, điều đó chắc hẳn mọi người sẽ luôn cảm thấy biết ơn và nhớ mãi.
Chúng vẫn thường được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau như làm đồ biểu diễn nghệ thuật, chụp hình hay ở cả nhiều cuộc thi sắc đẹp cùng sử dụng, đưa hình ảnh tuyệt đẹp của loại áo này đi khắp nơi. Từ một chiếc áo với hai màu đơn giản là đen và nâu, theo thời gian đã có sự biến đổi nhưng vẫn thân quen với đời sống của người Nam Bộ nói riêng mà cả trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam nói chung.
Đó là trang phục truyền thống lâu đời của con người Việt, trong tương lai vẫn đồng hành cùng với sự phát triển của người Việt. Hiện nay áo bà ba được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác: làm đồ biểu diễn văn nghệ, , trang phục thi sắc đẹp, chụp hình kỷ yếu…chứ không đơn thuần như trước chỉ là trang phục mặc hàng ngày.
Điều đó chứng rõ áo truyền thống này vẫn còn sức hút hấp dẫn, có tính ứng cao cho đến tận thời bây giờ. Có lẽ cũng vì tình yêu nước nồng nàn, trân trọng từng chút truyền thống của ông cha ta để duy trì đến tận bây giờ.
Kết luận
Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết nét đẹp, ý nghĩa, nguồn gốc của áo bà ba – nét đẹp truyền thống của văn hóa đất phương Nam nói chung, nước Việt Nam nói riêng. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người, hãy theo dõi chúng tôi để đón xem những chia sẻ hữu ích hơn nhé.