Trang phục dân tộc17 Lễ hội ở Việt Nam tạo nên nét độc đáo của...

17 Lễ hội ở Việt Nam tạo nên nét độc đáo của dân tộc

Lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú, ở khắp mọi miền đất nước đều có những lễ hội riêng thể hiện được truyền thống văn hóa của vùng đất đó. Tuy nhiên để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa gia tăng, các lễ hội truyền thống đã có nhiều sự tiến bộ và thay đổi để tạo lập một môi trường văn hóa mới. Bài viết này sẽ giới thiệu về những nét đặc sắc của văn hóa lễ hội truyền thống cũng như chia sẻ về trách nhiệm bảo tồn lễ hội của người Việt.

Lễ hội ở Việt Nam thu hút số lượng lớn khách du lịch

Các lễ hội ở Việt Nam cho đến nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc duy trì văn hoá cội nguồn dân tộc. Nét văn hóa này là cầu nối con người Việt Nam với nhau từ quá khứ cho đến hiện tại cũng là nơi gắn kết người Việt với những người bạn nước ngoài. Lễ hội mang lại nhiều ý nghĩa to lớn về du lịch, vừa góp phần đa dạng hóa các loại hình ,giúp mở rộng dịch vụ du lịch, tăng nguồn thu cho địa phương.

Lễ hội du lịch là những hoạt động mà ở đó con người sẽ khai thác các giá trị tổng hợp của truyền thống và hiện tại để thể hiện cho khách du lịch thấy được văn hóa dân tộc. Mục đích là phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương cũng là nơi để những vị khách ở xa tham gia trải nghiệm văn hóa từ đó có cảm nhận thực tế về sắc thái văn hóa truyền thống của khu vực.

Khách du lịch đến tham gia lễ hội có thể là khách Việt Nam sống ở vùng khác, có thể là người nước ngoài muốn hiểu hơn về văn hóa và con người Việt Nam. Mọi người có thể đến tham gia du lịch lễ hội thông qua các tour được tổ chức riêng. Ngoài ra nhiều gia đình đã lựa chọn tham gia riêng lẻ để hòa nhập một cách đúng điệu với ngày hội truyền thống.

Lễ hội ở Việt Nam gắn bó với bản sắc văn hóa dân tộc
Lễ hội ở Việt Nam gắn bó với bản sắc văn hóa dân tộc

Sự đa dạng trong lễ hội truyền thống tại Việt Nam

Từ xa xưa tới nay, người Việt đã tổ chức rất nhiều ngày lễ, hội truyền thống, quy mô lớn nhỏ diễn ra quanh năm. Mấy nghìn lễ hội ở Việt Nam không phải là một con số nhỏ. Thông qua việc khai thác văn hóa lễ hội, chính quyền và cả người dân đang góp phần bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử – văn hóa truyền thống.

Hiện tại Việt Nam ngày càng chú trọng vào việc khôi phục nhiều loại hình lễ hội truyền thống. Tính cả năm, nước ta có tới khoảng 9000 lễ hội từ đủ các cấp, thuộc đủ loại với rất nhiều hình thức và mục đích khác nhau.  Một số lượng lễ hội lớn như vậy thu hút khá đông người tham gia, thời gian vui chơi kéo dài được xem là cơ hội để mọi người tận dụng thời gian rảnh rỗi để giải trí và hòa mình vào không gian văn hóa.

Tuy điều này ít nhiều trong một vài trường hợp, việc có quá nhiều lễ hội tổ chức quanh năm có thể gây lãng phí tiền của và thời gian. Nhưng khi nhìn từ góc độ thích ứng và hội nhập văn hóa, thì việc tồn tại và phát sinh thêm nhiều các dạng thức, loại hình lễ hội tại Việt Nam đã và đang cho thấy văn hóa nước nhà phát triển và hội nhập tốt.

Khoảng 9000 lễ hội ở Việt Nam được tổ chức quanh năm
Khoảng 9000 lễ hội ở Việt Nam được tổ chức quanh năm

Những lễ hội tổ chức theo đặc trưng từng vùng miền

Lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng, trải rộng khắp đất nước chứ không tập trung tại khu vực riêng nào. Lễ hội có thể là lúc cảm tạ trời đất thánh thần sau mùa màng bội thu, có thể là thời điểm dân làng tìm hiểu nhau cũng là nơi trai gái làm quen,… Những lễ hội này vừa giống lại vừa khác nhau, thể hiện rõ đặc trưng văn hóa xã hội tại nơi tổ chức. 

Điểm chung và điểm riêng của lễ hội ở các vùng miền

Tại mỗi vùng miền, lễ hội sẽ mang nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng một điều chắc chắn là sẽ hướng tới một (hay nhiều) đối tượng tâm linh cần được suy tôn. Những đối tượng này cũng cho thấy quan điểm của người Việt với giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội. 

Lễ hội ở Việt Nam thường suy tôn những vị anh hùng chống ngoại xâm, những ông tổ, bà tổ nghề – người có công dạy dỗ hay truyền nghề nghiệp nào đó, cũng có thể để tôn vinh những người có nhiều công lao đóng góp vào việc chống lại thiên tai, diệt trừ ác thú, hay những vị thánh nhân giàu lòng cứu nhân độ thế… 

Nhìn chung lễ hội sẽ bao gồm phần lễ và phần hội, sự khác nhau thường ở nội dung và hình thức tổ chức bởi đối tượng thờ cúng sẽ không giống nhau. Đến tham gia lễ hội cần tôn trọng văn hóa của nơi đó, thực hiện các hoạt động vui chơi tích cực. 

Lễ hội tiêu biểu được tổ chức hằng năm tại các địa phương

Những lệ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc thu hút lượng quan tâm đông đảo gồm:

  • Lễ hội Lồng Tồng
  • Lễ hội cầu an bản Mường
  • Lễ hội hoa ban

Vùng châu thổ Bắc Bộ có những lễ hội lớn được cả nước biết đến như:

  • Lễ hội Chùa Hương
  • Lễ hội đền Hùng
  • Lễ hội Gióng: 
  • Lễ hội gò Đống Đ

Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung bộ mang nét đặc sắc riêng không thể trộn lẫn:

  • Lễ hội cầu Ngư
  • Lễ hội Lam Kinh
  • Lễ hội Dinh Thầy – Thím
  • Lễ hội Katê

Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây nguyên và Nam bộ được duy trì và phát triển rất tốt:

  • Lễ cơm mới
  • Hội đua voi
  • Lễ hội đâm trâu
  • Lễ hội dinh Cô
  • Lễ hội bà Chúa Xứ
  • Lễ hội Ok Om Bok

Lễ hội tổ chức để suy tôn những vị thần gắn với văn hóa vùng miền
Lễ hội tổ chức để suy tôn những vị thần gắn với văn hóa vùng miền

Lễ hội ở Việt Nam mang nhiều ý nghĩa lịch sử

Lễ hội truyền thống Việt Nam là loại hình sinh hoạt văn hoá mang đậm tinh thần của người dân. Đặc biệt là các lễ hội đã được hình thành và phát triển trong quá trình gắn liền và phản ánh lịch sử. Người Việt Nam từ hàng ngàn đời nay luôn duy trì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. 

Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu đó thông qua việc tôn vinh những hình tượng thiêng, họ là đại diện của những vị “Thần” gắn với các giai đoạn quan trọng trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại. Hình tượng các vị thần linh không chỉ là đối tượng được hướng đến để cầu nguyện mà bản thân họ đã hội tụ những phẩm chất cao đẹp mà người Việt tin tưởng hướng đến. 

Ý nghĩa lịch sử không tách biệt hoàn toàn với ý nghĩa văn hóa và chúng có liên kết với nhau. Lễ hội ở Việt Nam mang nhiều ý nghĩa lịch sử thể hiện ở những đặc điểm tiêu biểu như:

  • Lễ hội là sự kiện để người dân địa phương đó tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân trước công đức của các vị thần có công đối với cộng đồng, dân tộc.
  • Lễ hội là dịp con người về lại cội nguồn thiêng liêng để cảm nhận và tỏ bày sự biết ơn.
  • Nhiều vị thần được tôn vinh trong lễ hội là những vị anh hùng dân tộc, có công lao to lớn (trong lịch sử và thần thoại) giúp đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương bờ cõi.

Những ý nghĩa lịch sử xuất hiện trong lễ hội truyền thống
Những ý nghĩa lịch sử xuất hiện trong lễ hội truyền thống

Truyền bá văn hóa đặc sắc qua những lễ hội

Trong lịch sử nhân loại, lễ hội mang tính phổ biến và lễ hội Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nét văn hóa này đã có từ lâu đời, xuất hiện và đi lên cùng với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội. Có thể thấy những hoạt động trong lễ hội phản ánh khá tập trung và tiêu biểu các nét truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Mọi chi tiết từ mục đích, linh vật, vật cúng bái, các hoạt động lễ tế,… đều cho thấy đời sống tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc… 

Trong quá trình tồn tại và phát triển, lễ hội ở Việt Nam đã trở thành di sản lịch sử văn hóa không có bất cứ điều gì thay thế được. Lễ hội cũng cho thấy quá trình giáo dục, chuyển giao cho các thế hệ sau biết đến, thấu hiểu để có ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền, thống quý báu của dân tộc mình.

Lễ hội là nơi lưu trữ và giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc
Lễ hội là nơi lưu trữ và giữ gìn truyền thống văn hóa đặc sắc

Trách nhiệm bảo tồn các lễ hội ở Việt Nam hiện nay

Trách nhiệm bảo tồn lễ hội văn hóa không thuộc về riêng cá nhân nào mà toàn xã hội đều cần hành động. Các ban ngành, đoàn thể là những người có vai trò chỉ đạo, đề ra phương hướng phát triển lễ hội. Trong khi đó mỗi người dân khi có ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc sẽ hành động để làm được điều đó.

  • Trước hết cần hiểu được ý nghĩa hoạt động lễ hội, đặc biệt là những vai trò tích cực đối với sự phát triển văn hóa xã hội. Ban ngành liên quan cần chỉ đạo và uốn nắn các biểu hiện lệch lạc để phát triển bền vững.
  • Về phần chính quyền địa phương các cấp, vai trò quản lý chặt chẽ việc quy hoạch, sắp xếp hoạt động vui chơi giải trí trong lễ hội là rất cần thiết. Địa phương cần có thu nhập từ du lịch lễ hội nhưng cũng phải đảm bảo về mặt giá trị văn hóa.
  • Khi bảo tồn nét đẹp của các lễ hội điều quan trọng là phải phát huy tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội. Việc làm đồng hóa các lễ hội trở thành những buổi lễ hoàn toàn giống nhau không phải là phát triển mà ngược lại sẽ kìm hãm văn hóa.
  • Mỗi chúng ta trước hết phải hiểu về lễ hội ở Việt Nam truyền thống văn hóa của địa phương mình, sau đó là có cái nhìn khách quan, đúng đắn về văn hóa lễ hội Việt Nam nói chung. Tuyệt đối không lợi làm méo mó ý nghĩa văn hóa, biến lễ hội thành nơi tổ chức mê tín dị đoan vi phạm pháp luật.

Lời kết

Trong công tác xây dựng đời sống văn hóa, việc thừa truyền thống lễ hội ở Việt Nam là vô cùng quan trọng. Trước hết bạn cần biết và hiểu về truyền thống này, sau đó mới tiếp tục bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của nó. Mong rằng bài viết này đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về lễ hội cũng như giúp bạn có cái hình sâu sắc hơn về ý nghĩa và vai trò của lễ hội với lịch sử – văn hóa nước nhà. 

XEM NHIỀU NHẤT